Hiện nay, nhiều nhân sự kỹ thuật – công nghệ Việt sau khi tốt nghiệp trong nước lựa chọn ra nước ngoài để phát triển sự nghiệp của mình. Các mục tiêu nhắm tới thường là một cường quốc về kỹ thuật – công nghệ châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc. Bài viết dưới đây sẽ đem lại cái nhìn tổng quan về xu thế đáng chú ý này. 

Cơ hội cho nhân sự kỹ thuật – công nghệ Việt

Có 2 lí do lớn khiến các doanh nghiệp nước ngoài và nhân sự Việt “gặp gỡ” nhau.

Một mặt, ở góc độ người lao động, làm việc tại nước ngoài sẽ đặt những viên gạch đầu tiên vững chắc cho sự nghiệp của các sinh viên. Với cơ hội tiếp xúc với nền công nghiệp phát triển, học hỏi các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe cùng triển vọng nghề nghiệp rộng mở khi trở về Việt Nam, 3-5 năm tu nghiệp là cơ hội phát triển bản thân rất tốt. Không chỉ vậy, mức lương tại những môi trường này cũng khá hấp dẫn. Theo chuyên trang Glassdoor, mức lương trung bình của kỹ sư công nghệ tại Singapore là 47,500 đô Sing/năm, tương đương với hơn 60 triệu/tháng. 

Mặt khác, ở góc độ nhà tuyển dụng, nhân sự Việt Nam cũng ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Các sinh viên được đào tạo bài bản tại Việt Nam, đặc biệt ở trong những môi trường quốc tế, không chỉ có chuyên môn, tư chất tốt mà còn thành thạo tiếng Anh và tự tin khi làm việc nhóm với đồng nghiệp từ các đất nước khác. Ông Takafumi Yamada, Giám đốc điều hành CareerLink.vn cho biết: “Chỉ riêng ngành công nghệ, Nhật đang thiếu khoảng hơn nửa triệu kỹ sư. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản dành sự quan tâm đặc biệt đối với thị trường nhân sự Việt Nam, đặc biệt từ khi hai nước thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác kinh tế.”

Con đường tới giấc mơ “cất cánh”

Thông thường, có 2 cách để các con ra nước ngoài tu nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Một là qua chương trình “onsite” của các công ty công nghệ. “Onsite” được hiểu là khi nhân viên trực thuộc một công ty được cử đi làm việc tại trụ sở của công ty khách hàng ở nước ngoài. Đây là cơ hội tham gia vào những nhóm lập trình viên chuyên nghiệp từ nhiều khu vực lớn, và có thể coi là lộ trình “trong mơ” của nhiều lập trình viên trẻ. Cũng vì vậy mà yêu cầu để giành được vị trí này không hề dễ dàng. 

Thứ hai, con có thể ứng tuyển trực tiếp từ Việt Nam và làm việc chính thức cho một doanh nghiệp nước ngoài. Quy trình này sẽ yêu cầu con thể hiện năng lực qua bằng cấp, tiếng Anh và các bài kiểm tra – phỏng vấn. Với các sinh viên RMIT, đây là một trong các thế mạnh bởi các con được đào tạo trong môi trường ngoại ngữ suốt thời gian học tập và có bằng cấp được công nhận quốc tế. Cụ thể, chương trình Cử nhân Kỹ thuật được công nhận bởi Hiệp hội Kỹ sư Úc, thuộc Hiệp ước Washington. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đủ điều kiện làm việc ở vị trí kỹ sư tại 18 nước trên thế giới, bao gồm Mỹ, Anh, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Sinh viên Việt cần chuẩn bị những gì?

Cơ hội nhiều nhưng để con bước chân vào những tập đoàn lớn của nước ngoài với một vị trí xứng đáng, cần có sự đầu tư đúng hướng ngay từ ban đầu. 

  • Từ cấp 3, gia đình nên cân nhắc lựa chọn trường đại học đem lại cho con các lợi thế phù hợp với yêu cầu từ thị trường nghề nghiệp quốc tế. Liệu các doanh nghiệp sẽ coi trọng điều gì – bằng cấp toàn cầu, tiếng Anh hay kỹ năng làm việc nhóm?
  • Trong suốt quá trình học tập, con nên chủ động tham gia vào các cuộc thi, tận dụng tốt kỳ thực tập để tạo nền tảng và xây dựng một hồ sơ mạnh cho bản thân.
  • Cũng trong khoảng thời gian đại học, gia đình cần thường xuyên cập nhật các thông tin về cơ hội nghề nghiệp qua website, hội thảo hay từ chính phòng tư vấn nghề nghiệp của trường đại học.

Bước chân ra biển lớn, đặc biệt là với thị trường ngày càng “nóng” như kỹ thuật – công nghệ là một hành trình dài và không ít thử thách. Tuy nhiên, với một sự chuẩn bị tốt, cánh cửa này lúc nào cũng rộng mở. 

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về các ngành Kỹ thuật – Công nghệ đang được giảng dạy tại RMIT tại các đường link dưới đây:

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.