Vì sao người làm sáng tạo rất cần kiến thức về kinh doanh?

Làm sáng tạo, con có thể tự do theo đuổi những ý tưởng “điên rồ” nhất. Làm sáng tạo, con thoả sức rong chơi trong thế giới nghệ thuật đầy “quyến rũ”. Làm sáng tạo, con dễ dàng sống thật với chính bản thân mình. Nhưng cuộc sống không đơn thuần là một bức tranh trừu tượng, một show diễn thời trang lộng lẫy, hay một bài thơ dịu lắng. Muốn sống được với ngành sáng tạo, con nên trang bị cho mình những kiến thức về kinh doanh, để có thể nhìn ra “đường đi nước bước” và xây dựng cho mình một sự nghiệp bền vững trong ngành.

Vì sao người làm sáng tạo cần có kiến thức về kinh doanh?

Người làm sáng tạo nhạy về cảm xúc, nên đôi khi “đi lạc” trong những mộng tưởng về ngành nghề. Có kiến thức về kinh doanh, con sẽ hiểu hơn về thị trường và nhìn ra con đường sự nghiệp của mình trong thế giới sáng tạo. Nếu con đam mê làm phim, bạn sẽ thấy con thường xuyên “mơ” về một ngày trở thành đạo diễn: viết kịch bản, soạn lời thoại, dựng cảnh quay,… mà quên mất rằng kinh phí để quay một bộ phim lớn thế nào, khả năng bộ phim được công chiếu và đón nhận cao hay thấp. Khi có kiến thức về kinh doanh, con sẽ hiểu được một bộ phim ra đời cần những nguồn lực gì, doanh thu mang về có đủ để hoà vốn hay không, hay làm thế nào để công việc này giúp con trang trải cuộc sống. Từ đó, con mới có thể vạch ra một lộ trình cho bản thân và từng bước chinh phục ước mơ sáng tạo.

Người làm sáng tạo mải “đẽo gọt” những tác phẩm của mình, nên đôi lúc quên nghĩ tới cách “tiếp thị” sản phẩm sáng tạo. Có kiến thức về kinh doanh, con sẽ biết làm thế nào để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng, thay vì thụ động ngồi một chỗ và đợi chờ tin tốt lành từ “ekip” hỗ trợ. Chẳng hạn như khi lên ý tưởng cho một cuốn sách, con sẽ biết xác định đối tượng mà cuốn sách hướng đến để tìm “điểm chạm” phù hợp cho việc xây dựng kế hoạch truyền thông. Liên kết với các kênh báo nào, tạo lập fanpage riêng ra sao, nên kết hợp làm “trailer sách” với ca sĩ nào hay không, mở cuộc họp báo vào giai đoạn nào thì phù hợp,… Con chủ động trong kế hoạch của chính mình, tạo sự thống nhất xuyên suốt quá trình phát hành sách – vậy là vừa tiết kiệm chi phí, vừa dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả của “ekip” hỗ trợ. 

RMIT trang bị kiến thức kinh doanh cho sinh viên ngành sáng tạo như thế nào?

Để giúp các con có thể “sống với đam mê sáng tạo”, chương trình giảng dạy của RMIT luôn chú trọng tới những kiến thức kinh doanh “vừa đủ”. Đặc biệt, bên cạnh chuyên ngành của mình, con còn được lựa chọn các môn học khác liên quan đến kinh doanh và kinh tế. Ví dụ điển hình cho các ngành học sáng tạo chính là Chương trình học Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo và Chương trình học Truyền thông Chuyên nghiệp

Với chương trình học Thiết kế, con được trải nghiệm phương pháp học tập mang tính cộng tác thông qua các bài tập dự án thiết kế, hội thảo chuyên đề cũng như các môn học tích hợp môi trường làm việc thật. Cuối chương trình, con sẽ thực hiện một dự án cuối khoá: ứng dụng tất cả các kiến thức sáng tạo đã học để giải quyết các vấn đề xã hội thực tiễn ảnh hưởng đến Việt Nam bằng thiết kế, những đề tài này xoay quanh sự phát triển bền vững của xã hội, môi trường và thay đổi của nền kinh tế.

Với chương trình học Truyền thông, ngoài học lý thuyết trên lớp, con được tham gia các buổi thực hành, lắng nghe diễn giả khách mời và gặp gỡ các doanh nghiệp trong ngành. Con cũng có cơ hội triển khai các dự án truyền thông dựa trên tình huống thực tế từ các nhãn hàng nổi tiếng. Nhờ vậy, sau khi tốt nghiệp, con sẽ có được tầm nhìn sâu rộng đối với thị hiếu người tiêu dùng địa phương và nền doanh nghiệp truyền thông trong nước.

Nhìn chung, muốn theo đuổi ngành sáng tạo tới cùng, bên cạnh một trái tim nhạy cảm còn cần một lí trí sắc bén. Con sáng tạo, nhưng cũng nên có những hiểu biết nhất định về kinh doanh. Nhìn ra con đường sự nghiệp của bản thân và xây dựng con đường ấy thật vững mạnh – đó mới là điều “dân sáng tạo” cần phấn đấu vươn tới. Chúng tôi tin rằng chương trình giảng dạy tại RMIT sẽ là bệ phóng giúp con vững chuyên môn và hiểu biết về thị trường cũng như về bức tranh kinh doanh tổng thể để con tự tin “sống với đam mê” của mình.


▪ Tìm hiểu thêm về ngành Cử nhân Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo tại đây.

▪ Tìm hiểu thêm về ngành Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp tại đây.

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.