Ở Việt Nam có rất nhiều “đứa trẻ lớn”. Bước vào cánh cổng đại học dường như không có nhiều khác biệt so với những năm tháng còn ngồi trên ghế cấp 3. Con vẫn hàng tháng báo cáo chi tiêu, kết quả học tập cho bố mẹ. Ngay cả khi con có gia đình, nuôi dạy những đứa con của riêng mình, bố mẹ vẫn nhận lấy cả phần chở che cho cả những đứa cháu. “Trưởng thành” dường như không có trong từ điển của bố mẹ khi nói về những đứa con của mình. Con muôn đời bé bỏng. 

Chính vì thế, các bạn trẻ Việt dường như ít dám “bay” hơn bạn bè đồng trang lứa quốc tế. Việc gì quan trọng “vẫn phải về hỏi bố mẹ xem thế nào”. Tưởng ngoan, nhưng điều này thực ra lại làm con hình thành thói quen ỷ lại, ít dám chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình.

Trong khi ở nước ngoài, đủ 18 tuổi, con bắt đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, con có thể ra ở riêng và hoàn toàn làm chủ các quyết định của mình. 18 tuổi được coi là dấu mốc của sự trưởng thành. Vào đại học, các con thực sự đã được coi là người lớn. Nhưng những “người lớn” này đôi khi lạm dụng sự tự do của mình để làm những điều vượt khuôn khổ, để chạy theo những trào lưu độc hại. Trước những cám dỗ muôn vẻ của cuộc sống, kinh nghiệm sống từ những năm tháng trên ghế nhà trường phổ thông chưa đủ để con nhận ra đâu là lúc nên dừng lại.

Vậy thì, cha mẹ nên để con “lớn” đến đâu là đủ? Trước dấu mốc trọng đại của tuổi 18, liệu con xứng đáng nhận được bao nhiêu phần tự do và trách nhiệm cho cuộc đời của mình?

Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn nhé.

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.