Theo đuổi nghệ thuật thì có cần đào tạo chính quy?
  • Làm nghệ thuật ít người thành danh lắm, 100 người thì may ra được 1-2 người có thể kiếm sống được nhờ nghệ thuật.  
  • Muốn làm nghệ thuật thì tốt nhất cứ kiếm một công việc khác cho ổn định đã, nghệ thuật chỉ nên là nghề tay trái thôi, khi nào no đủ rồi hẵng tính.
  • Làm nghệ thuật thì đến trường học là phí phạm không cần thiết, những kiến thức ở trường quá hàn lâm và không giúp ích gì cho quá trình làm nghề sau này.

Trên đây là những định kiến rất thường gặp về các ngành nghệ thuật như viết lách, hội hoạ, nhiếp ảnh, thiết kế… Theo bạn, những định kiến này đúng hay sai? Hãy nghe chúng tôi chia sẻ quan điểm của mình trong bài viết sau và chia sẻ với chúng tôi quan điểm của chính bạn nhé.

Với góc nhìn của chúng tôi, nghệ thuật cũng giống như mọi loại ngành nghề khác trong xã hội, khi được đào tạo đúng cách, một người hoàn toàn có thể kiếm sống bằng những ngành này. Quan trọng là bạn được định hướng đúng và có những kỹ năng phù hợp.

Về quan điểm nghệ thuật có thể tự học hay không thì vừa đúng lại vừa sai. Đúng ở chỗ, có những người tự học, tự làm và thành công. Sai ở chỗ, “tự học” không có nghĩa là họ tự nhiên biết mọi thứ. Họ vẫn học từ một hoặc nhiều người thầy, từ sách vở, chương trình online hoặc những khoá học căn bản ngắn hạn. Thêm vào đó, theo quan sát của chúng tôi, những người rất thành công, rất giỏi là những người không bao giờ ngừng học. Thậm chí khi có điều kiện hơn, họ mua cho mình những tài liệu học chất lượng và tham gia những khoá học với các bậc thầy mà trước đó họ chỉ có thể ao ước. Tóm lại, “tự học” nghĩa là vẫn cần học, chỉ là tự đi tìm nguồn kiến thức, tự lên chương trình cho mình mà thôi.

Ngoài ra, không phải ai cũng có thể về đích trên con đường tự học tự làm bởi nó đòi hỏi rất nhiều nội lực và lòng quyết tâm của người đi. Với những người có đam mê nhưng không giỏi tự vạch đường để đi, họ cần một môi trường học tập với người hướng dẫn và bạn bè để bắt đầu, như một hạt giống tốt cần cơ hội để vươn lên. Nếu cứ tin vào quan niệm tiêu cực về trường học và cố đi con đường không phù hợp với mình, những người này sẽ sớm bỏ cuộc đáng tiếc.

Thêm nữa, quan niệm kiến thức của trường học thường phi thực tế và lỗi thời là suy nghĩ cũ mòn và quy chụp. Với những người nghĩ như vậy, có lẽ họ chưa tìm được đúng trường. Ở những trường tốt được đánh giá cao, chương trình học được cập nhập thường xuyên, trải dài đầy đủ kiến thức nền tảng, cơ hội thực hành đến rèn luyện kỹ năng mềm, vốn là những thứ mà cả người đi học lẫn người tự học muốn được trang bị. RMIT là một ví dụ như vậy. Các ngành học sáng tạo – nghệ thuật ở RMIT như thiết kế, truyền thông, thời trang… luôn được cân bằng giữa tính thực tiễn và truyền cảm hứng, các em sinh viên vừa được mở rộng vùng hiểu biết của mình vừa có thể chuyển hoá kiến thức để dùng ngay vào công việc. Đặc biệt hơn, phương pháp đào tạo của RMIT chú trọng nuôi dưỡng sự sáng tạo và tuyệt đối không đóng khung. Đơn cử như ngành thiết kế, với các trường đại học trong nước, các em có ý định thi vào phải luyện vẽ ít nhất trong hai năm trung học, dẫn đến cái nhìn và tư duy bị rập khuôn. Trong khi đó tại RMIT, sinh viên không cần phải học vẽ trước như vậy, hãy vào lớp như một tờ giấy trắng và các em sẽ tự tạo ra tư duy thiết kế của riêng mình.

Nếu bạn, hay con vẫn nghĩ rằng nghệ thuật không cần học, mời bạn đến mắt thấy tai nghe về môi trường học và những sinh viên của chúng tôi, mong rằng bạn sẽ thay đổi cái nhìn.

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.