Thành quả chắc chắn sẽ đến khi bạn yêu thích công việc của mình.” – Eric Thomas 

Khi hướng nghiệp cho con, có một câu hỏi khá hữu ích là “con có yêu quá trình làm việc trước khi có được thành quả hay không?” Nghề nghiệp thì có rất nhiều, nhưng khá nhiều người thường chỉ thích tận hưởng thành công của nghề đó mà không nghĩ đến con đường phải đi. Ví dụ, con nghĩ mình thích làm doanh nhân, thì liệu con có yêu được quá trình tính toán, mua bán, lên chiến lược, tìm hướng đi cho sản phẩm? Con thích làm việc trong ngành sáng tạo vì thấy vui, thấy được làm những điều khác biệt, nhưng con có yêu được quá trình sáng tạo liên tục sau khi ý tưởng bị bác bỏ hết lần này đến lần khác? Con thích làm người mẫu, ca sĩ, diễn viên, thì liệu con có yêu được quá trình khổ luyện để có chất giọng hay, vóc dáng đẹp, hay giờ giấc làm việc đi sớm về khuya, hay con chỉ yêu sự hào nhoáng và nổi tiếng thôi? Nhắm đến thành tựu không có gì sai, nhưng thường những người thích một nghề vì đam mê quá trình làm việc của nghề đó thì thành công sẽ đến tự nhiên, bởi họ tận hưởng từng bước đi mà không quá ngóng chờ khi nào đến đích, càng đi càng thích và thế là đi được rất xa.

Làm thế nào để biết con có yêu quá trình làm việc, hay ít nhất là sẵn lòng trải qua quá trình rèn luyện của một nghề? Có những người nói tôi chịu được, hoặc có khó khăn thì cứ giải quyết thôi, nhưng đến khi làm việc thực tế rồi mới thấy rằng làm khó hơn nói. Thế nên, để “kiểm tra tình yêu” của con đối với nghề nghiệp mà con thích, con hãy đặt mình vào môi trường thực tế càng sớm càng tốt. Có một sai lầm chúng ta và nhất là các chương trình đại học hay mắc phải, đó là tách bạch việc học và làm, cứ lo học đi đã, đến lúc vào việc thực tế thì thích nghi sau, nhưng lúc đó thì đã khá muộn. 

Chính vì vậy, đại học RMIT Việt Nam luôn chủ trương học đi đôi với làm. Triết lý này thể hiện ở việc nghiên cứu & thiết kế chương trình học, yêu cầu bài tập và cách tính điểm/đánh giá, việc mời những người thành công trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau đến nói chuyện với sinh viên, hướng dẫn và thẩm định dự án cho các em, và các cơ hội việc làm, thực tập lý tưởng dành riêng cho sinh viên RMIT. Chúng tôi luôn cố gắng sao cho các em có cái nhìn cập nhật nhất về thực tế công việc và có nhiều cơ hội cọ xát nhất có thể. Đó cũng là lý do vì sao tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên RMIT Việt Nam là 96%, và đại học RMIT  nằm trong top 100 trường đại học trên thế giới về khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp (theo bảng xếp hạng QS Ranking 2018). Chúng tôi muốn các em trở nên quen thuộc và yêu thích quá trình làm việc trước đã, rồi thành công sẽ đến tự nhiên. 

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.