“Kinh doanh Quốc tế” có thể coi là một trong những ngành học bí ẩn và dễ gây hiểu lầm nhất khi có rất nhiều những ngành học khác có cái tên na ná như “Kinh tế & Tài chính”, “Kinh tế Đối ngoại”. Chưa kể, qua cái tên thì lại rất ít bố mẹ hình dung ra được con mình sẽ học gì, ra trường làm gì. Trong bài viết này, RMIT & Cha Mẹ sẽ giúp giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất về ngành này.
1. Kinh doanh Quốc tế và Kinh tế Đối ngoại có giống nhau?
Nghe tên hai ngành này rất dễ bị nhầm lẫn, do cả hai ngành đề liên quan tới việc hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, Kinh doanh Quốc tế tập trung và việc phát triển kỹ năng quản lý và phân tích sự đa dạng cũng như các xu hướng trên thế giới. Kinh tế Đối ngoại, mặt khác, giúp bạn hiểu rõ quá trình thông thương giữa hai nước.
Một ví dụ cụ thể, nếu một công ty A muốn hợp tác buôn bán với một công B ở một quốc gia khác, thì công ty A cần một người học Kinh doanh Quốc tế hiểu sự khác biệt giữa văn hóa, điều kiện kinh doanh của 2 nước để tiến hành “kết nối”. Sau khi 2 công ty kết nối và tiến hành mua bán hàng hóa, cần môt người học Kinh tế Đối ngoại để thực hiện quá trình này (luật pháp, các thủ tục cần thực hiện,…). Do tính chất công việc có những điểm giao thoa, chương trình học của hai ngành có một số điểm giống nhau, nhưng không quá nhiều.
Do Việt Nam được đánh giá là một trong những nền Kinh tế hấp dẫn và tiềm năng nhất hiện nay với các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn theo nhu cầu nhân lực ngành Kinh doanh Quốc tế và Kinh tế Đối ngoại. RMIT hiện giảng dạy ngành này ở cả bậc đại học và thạc sĩ.
2. Kinh doanh Quốc tế và Kinh tế – Tài chính của RMIT khác nhau như thế nào?
Vậy còn Kinh doanh Quốc tế và Kinh tế – Tài chính thì khác nhau như thế nào? Hai ngành này có rất nhiều điểm khác biệt. Trong khi Kinh doanh Quốc tế tập trung vào việc giao thương giữa hai nước, thì Kinh tế – Tài chính giải quyết vấn đề sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp (tiền mặt, chứng khoán, …).
Tiếp tục với ví dụ trên, sau khi A mua được hàng của B, thì cần trả B một khoản tiền. Người phụ trách mảng tài chính của A sẽ xoay sở chuẩn bị khoản tiền này bằng cách vay, lập kế hoạch tiết kiệm, hoặc “gọi vốn” (bán cổ phiếu),…
3. Kinh doanh Quốc tế là học về xuất nhập khẩu?
Vừa đúng và vừa sai. Xuất nhập khẩu có rất nhiều mảng và công đoạn khác nhau: làm việc với đối tác xuất (nhập khẩu), hoàn thiện giấy tờ mua bán sao cho đúng luật lệ và tiêu chuẩn, vận chuyển và quản lý hàng hóa để chúng được giao đúng hẹn và không bị hỏng,
Với mỗi mảng sẽ yêu cầu chuyên môn khác nhau: Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Logistics, … Khi học các chuyên ngành này, sinh viên sẽ được tạo cơ hội để học các kiến thức căn bản của các các ngành liên quan để hiểu được tổng thể quá trình.
4. Học Kinh doanh Quốc tế ra trường làm việc gì?
Ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ngành này có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như Bộ Công thương, Bộ ngoại giao, … và do được học các kiến thức cơ bản của các mảng khác, sinh viên cũng có thể “đá chéo sân”. Một số triển vọng nghề nghiệp của sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế:
– Ngoại giao và đối ngoại
– Tư vấn Kinh doanh
– Phát triển kinh doanh quốc tế
– Xuất nhập khẩu
– Du lịch và khách sạn
– Trong bất kỳ loại hình công ty nào: công ty gia đình, tập đoàn đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài…
Hy vọng rằng bài viết này đã phần nào giải đáp các thắc mắc của cha mẹ và các sinh viên tương lai về ngành Kinh doanh Quốc tế của Đại học RMIT. Để tìm hiểu thêm về trải nghiệm thực tế của sinh viên RMIT đang theo học ngành này, quý cha mẹ vui lòng đọc tại đây.
Comments