Thế giới đang dần dịch chuyển lên các nền tảng công nghệ, mở ra cơ hội vàng cho những người trẻ yêu thích thế giới hiện đại và thích nghi nhanh với các thay đổi. Tại RMIT, ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành học thế mạnh và danh giá nhất của RMIT. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về ngành học này.
1. Các chương trình CNTT thường phải học 5 năm, ở RMIT thì học bao lâu?
Chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin tại RMIT chỉ kéo dài trong 3 năm, trong khi ở các trường đại học khác là từ 4-5 năm. Khoảng thời gian được rút ngắn chính là nhờ việc học 3 kỳ trong một năm thay vì 2 như các trường công lập. Ngoài ra, sinh viên tại RMIT cũng không phải học các môn tư tưởng bắt buộc như ở các trường đại học khác.
Chính vì vậy, chương trình học tại RMIT có thể “căng” hơn một chút, nhưng lại hấp dẫn và cho con nhiều không gian sáng tạo hơn. Không chỉ vậy, thời gian học tập ngắn lại giúp con ra trường và bắt đầu sự nghiệp sớm cũng là một lợi thế không hề nhỏ của chương trình học “gọn mà chắc” này.
2. Hệ thống môn học của RMIT được sắp xếp thế nào?
Đặc trưng của ngành Công nghệ thông tin là sự đa dạng trong các môn học. Chính vì vậy, ở RMIT, bắt đầu từ năm thứ hai, các con sẽ được tự chọn chuyên ngành để học sâu hơn về lĩnh vực mình mong muốn, ví dụ phát triển ứng dụng di động, khoa học dữ liệu thực tiễn, lập trình internet vạn vật, điện toán đám mây và rất nhiều môn học khác. Điều này cho phép con đào sâu vào “ngách” mà mình cảm thấy hứng thú nhất, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Ví dụ, một trong những ứng dụng công nghệ thông tin “khát” nhân sự nhất trên thị trường hiện nay là điện toán đám mây với cuộc chạy đua của các ông lớn trên thế giới như Amazon, Google, Microsoft cũng như các tập đoàn công nghệ Việt. Nếu muốn, con hoàn toàn có thể đăng kí học môn “Điện toán đám mây” ngay từ học kỳ đầu tiên của năm hai để khám phá công nghệ hấp dẫn này.
3. Bằng cấp của RMIT có giá trị không?
Chương trình cử nhân của RMIT được công nhận bởi Hiệp hội Máy tính Úc (ACS) – tổ chức thuộc Thỏa thuận Seoul, chịu trách nhiệm đánh giá, chứng nhận các chương trình đào tạo bậc cao về máy tính và Công nghệ thông tin trên toàn thế giới. Vì vậy, với tấm bằng cử nhân Công nghệ thông tin này, trình độ của con sẽ được công nhận toàn cầu & con có thể đi làm tại các quốc gia phát triển như: Anh, Úc, Mỹ…
Bên cạnh đó, nhờ học tập trong môi trường 100% tiếng Anh, khả năng ngoại ngữ của con cũng được rèn giũa mỗi ngày. Đây chính là điểm khiến con trở nên cực kỳ nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng trong nước. Bởi nhân sự ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam vốn không mạnh về tiếng Anh mà chỉ tập trung vào chuyên môn, dẫn tới khó giao tiếp được với đối tác nước ngoài.
4. Hệ thống cơ sở vật chất có gì vượt trội so với các trường đại học khác?
Sinh viên RMIT cũng được tiếp cận với các phòng thí nghiệm chuyên dụng, phòng máy tính hiện đại, thiết bị kiểm tra và xử lý vật liệu điện tử cao cấp và những phần mềm mới nhất. Với dàn máy tính và thậm chí là cả bộ điện thoại đủ các model “trong mơ” được cài đặt hệ điều hành Windows, Linux và macOS, các con luôn cập nhật được các xu hướng công nghệ thông qua việc sử dụng Android, iOS và công nghệ di động đa nền tảng hiện đại như Flutter trong lớp học. Nhờ vậy, con sẽ hoàn toàn không bỡ ngỡ khi bước từ giảng đường tới văn phòng làm việc.
5. Cơ hội tìm được việc làm có tốt hay không?
Trong quá trình học, sinh viên RMIT luôn có cơ hội được làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp qua các dự án thực hành ở trường. Một vài ví dụ như dự án bảng đăng tin tuyển dụng tự động cho công ty Navigos Search – nhà cung cấp hàng đầu về các dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao tại Việt Nam, hay phần mềm lưu trữ hồ sơ bệnh nhân cho Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM.
Vào năm học thứ ba, sinh viên sẽ được nhà trường khuyến khích thực hiện Kỳ thực tập doanh nghiệp. Mỗi con sẽ được trao 3 suất thực tập từ hơn 2000 doanh nghiệp đối tác của RMIT, kéo dài 12 tuần. Đây sẽ là cơ hội quý giá để con trau dồi cả kiến thức và các kỹ năng làm việc của mình, đồng thời, gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng danh giá trong tương lai.
Theo thống kê của RMIT, 95% sinh viên có việc làm trong vòng 3 tháng sau tốt nghiệp, 5% còn lại lựa chọn học tiếp lên cao. Đây chính là kết quả có được từ định hướng đúng đắn, lợi thế của chương trình học và nỗ lực không ngừng nghỉ từ con và cả gia đình.
Đọc thêm các bài viết liên quan:
Con muốn học IT, cha mẹ có thể hỗ trợ thế nào?
Nhân lực ngành Công nghệ Thông tin liệu có bão hoà?
Những chữ “T” con bạn sẽ nhận được khi theo học công nghệ thông tin tại RMIT
Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin (RMIT)
Học Thiết kế & IT: công việc ra trường có ổn định không và lương bao nhiêu?
Comments