Sinh viên Kỹ thuật, đặc biệt là các ngành liên quan đến phần mềm, robot hay điện tử, nếu được đào tạo chuẩn, sẽ có cơ hội nghề nghiệp gần như vô hạn khi bước ra khỏi cổng trường đại học. Thế nhưng, cạnh tranh trong môi trường hấp dẫn này cũng không đơn giản. Chương trình đào tạo của RMIT có thể giúp còn tạo dựng được một khởi đầu tốt trong “giới kỹ thuật” thế nào? Bài viết này cho cha mẹ câu trả lời.
1. Chương trình đào tạo các ngành kỹ thuật của RMIT có sát với thực tiễn?
Với sự tham gia của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp gồm nhiều chuyên gia kỹ thuật và tuyển dụng tới từ các công ty hàng đầu như Navigos, Bosch, VNG…, giáo trình các ngành Kỹ thuật của RMIT được xây dựng bám sát nhu cầu tuyển dụng trên thị trường. Bên cạnh việc trau dồi tri thức nền tảng, các con được rèn luyện tay nghề với “Dự án doanh nghiệp thực tiễn”. Có thể nói, đây là kinh nghiệm rất giá trị đối với ngành Kỹ thuật, giúp sinh viên “cứng nghề” ngay khi mới ra trường.
2. Bằng cấp của RMIT có giá trị toàn cầu hay không?
Ở RMIT, nhóm ngành Kỹ thuật được chia thành 3 ngành, bao gồm Điện & Điện tử, Phần mềm và Robot & Cơ điện tử. Chương trình kéo dài bốn năm với nhiều kiến thức chuyên sâu, con ra trường sẽ nhận bằng Kỹ sư (Honours) – bằng cấp xếp bậc 8 trong hệ thống giáo dục Úc, cao hơn bằng cử nhân thông thường ở bậc 7. Với tấm bằng danh giá này, con sẽ có lợi thế lớn khi muốn học lên cao hay nộp hồ sơ vào các công ty lớn.
Các chương trình Cử nhân Kỹ thuật tại RMIT cũng được công nhận bởi Hiệp hội Kỹ sư Úc, thuộc Hiệp ước Washington. Điều này cho phép sinh viên tốt nghiệp làm việc tại 19 nước trên thế giới, bao gồm các cường quốc công nghiệp như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Singapore…
Bên cạnh đó, gia đình còn có thể chọn Trao đổi 1-2 học kỳ đến RMIT Melbourne hoặc 200+ đại học đối tác ở 40 nước trên thế giới hoặc Chuyển tiếp để hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp tại RMIT Melbourne. Chắc chắn, sau những chuyến đi này, con sẽ hoàn toàn tự tin cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và toàn cầu.
3. Cơ sở vật chất của RMIT có gì đặc biệt?
Với ngành Kỹ thuật, cơ sở vật chất có vai trò rất quan trọng – các con không thể học máy móc trên giấy. Tại RMIT, các công nghệ tiên tiến nhất luôn được đầu tư tối đa, từ Ứng dụng học tập trực tuyến Canvas, Các phòng lab thực hành chuyên nghiệp chuẩn quốc tế, Phòng máy tính hiện đại đến các Thiết bị và phần mềm điện tử đạt chuẩn doanh nghiệp.
Tại đây, sinh viên được tự do khám phá và sáng tạo với các “Dự án sinh viên” của riêng mình như Tự động hóa và cơ khí công nghiệp, Hệ thống năng lượng mặt trời, Đồ họa 3D hay Máy bay không người lái tự thiết kế.
4. RMIT hỗ trợ cho sinh viên ngành Kỹ thuật thế nào khi tìm kiếm việc làm?
Theo báo cáo từ Vietnamworks, do sự phát triển mạnh mẽ của robot hóa/tự động hóa cũng như công nghệ thông tin, nhóm ngành kỹ sư & kỹ thuật cao và máy tính & công nghệ cao được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhất về nhu cầu nhân lực trong tương lai. Vì vậy, đặt chân vào ngành là con đã tham gia vào một trong những làn sóng lớn của thị trường lao động, đồng thời phải chịu áp lực cạnh tranh rất căng thẳng.
Vì vậy, các con luôn được hỗ trợ tối đa trong việc tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Là tân sinh viên, con được tham gia Tuần lễ Hướng nghiệp và Việc làm, sớm vạch được con đường mình đi trong những năm sắp tới. Sau đó, mỗi sinh viên sẽ có 3 suất thực tập từ hệ thống 2000+ doanh nghiệp đối tác của RMIT, kéo dài trong 12 tuần.
Theo thống kê của RMIT, 80% sinh viên thực tập được nhận lời mời tuyển dụng chính thức từ công ty thực tập, 95% sinh viên có việc làm trong vòng 3 tháng từ khi ra trường, 5% còn lại học lên cao. Có thể nói, sau cả quá trình đầu tư học tập, rèn giũa, đây chính là thành quả mà cha mẹ và các con chờ đợi nhất, đảm bảo một sự nghiệp tương lai chắc chắn.