Giảng viên là người dẫn dắt các các con bước đi những bước đầu tiên trên hành trình sự nghiệp của mình. Vì thế, việc lựa chọn các giảng viên chất lượng, đáp ứng đủ các yêu cầu khắt khe luôn được RMIT đặc biệt chú trọng. Dưới đây là một vài tiêu chí lựa chọn giảng viên của chúng tôi.
1. Bằng cấp
Các giảng viên muốn giảng dạy tại RMIT đều phải có bằng Thạc sĩ trở lên hoặc Tiến sĩ và được đào tạo tại các quốc gia phát triển. Điều này nhằm đảm bảo các con sinh viên luôn có được người hướng dẫn có năng lực nghiên cứu xuất sắc. Hiện số Tiến sĩ tại RMIT đã chiếm tới 50% tổng số giáo viên và không ngừng tăng lên theo thời gian.
2. Uy tín trong giới nghiên cứu
Một trong những tiêu chí đánh giá sức ảnh hưởng của một nhà nghiên cứu chính là số lượng bài báo/nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành. Điều này giúp RMIT chọn đúng các cá nhân nghiêm túc với công việc nghiên cứu, có những đóng góp giá trị, có tiếng nói trong ngành cho vị trí giảng viên.
3. Kinh nghiệm giảng dạy
Chúng tôi đều hiểu khoảng cách giữa việc nghiên cứu tốt và giảng dạy tốt là không hề nhỏ. Để trở thành giảng viên, các thầy cô cần có ít nhất 05 năm kinh nghiệm sư phạm. Mốc kinh nghiệm giảng dạy tối thiểu này được đặt ra để đảm bảo các sinh viên không chỉ được tiếp thu từ những nhà nghiên cứu xuất sắc, mà còn có được những người hướng dẫn thực sự tận tụy, sâu sát. Đơn cử, nếu theo học bộ môn Truyền thông số, các con sẽ được gặp thầy Martin Constable – giảng viên tại nhiều trường nghệ thuật Anh Quốc và Singapore như Trường Central St. Martin’s, Đại học Nghệ thuật Hoàng Gia, Đại học Ruskin (Oxford), Trường Wimbledon và Trường Công nghệ Nanyang. Thầy có 14 năm giảng dạy tại Đại học Goldsmiths (thuộc Đại học London), nơi thầy điều phối Chương trình cấp bằng mở rộng về Nghệ thuật thị giác.
4. Kinh nghiệm thực tế
Bên cạnh năng lực nghiên cứu và kinh nghiệm sư phạm, kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành cũng là một trong những yêu cầu đặt ra cho các giảng viên của RMIT, đảm bảo mọi lớp học đều tuân theo tôn chỉ “Sẵn sàng cho cuộc sống và công việc” (“Ready for life and work”). Điều này bắt nguồn từ lối tiếp cận giáo dục thực tiễn của RMIT – học luôn đi đôi với hành, không chỉ đào tạo tốt nền tảng tri thức mà còn phải giúp sinh viên tiếp cận và kết nối với thực tế trong ngành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
RMIT đặc biệt luôn giữ vững tôn chỉ về sự bình đẳng trong cơ hội. Trường không đặt ra hạn mức về số lượng giảng viên đến từ các vùng miền, châu lục hay quốc gia. Chỉ cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn, cánh cửa luôn rộng mở. Hơn thế nữa, việc có các giảng viên từ nhiều quốc gia khác nhau còn là cơ hội tốt để sinh viên được sống trong với môi trường đa văn hoá, được sớm tiếp xúc và làm quen từ những khác biệt dù rất nhỏ như chất giọng tiếng Anh của từng dân tộc, giúp các con ra ngoài đi làm ko bỡ ngỡ. Kỹ năng này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong thế giới phẳng như hiện nay, khi các doanh nghiệp luôn đánh giá cao việc có hiểu biết đa văn hóa.
5. Cơ hội bình đẳng
Không chỉ gói gọn trong các kỹ năng, các tiêu chuẩn đo đếm được, ở RMIT, chúng tôi còn tin tưởng vào khao khát truyền cảm hứng và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của mỗi giảng viên. Cô Linda Nguyễn – “Giảng viên xuất sắc năm 2014” của RMIT và đồng thời là chủ nhân của học bổng Tiến sĩ toàn phần dành cho nghiên cứu sinh tại Việt Nam do RMIT Melbourne (Australia) cấp, chia sẻ “hạnh phúc của người làm nghề giáo, đơn giản chỉ là nhận được một lá thư hay bưu thiếp từ những cựu sinh viên sống và làm việc khắp nơi trên thế giới”. Đó là cái tâm của người đứng trên bục giảng mà RMIT luôn hướng đến.