Bài 01 thuộc Chuỗi bài viết: Hiểu đúng về ngành Quản trị Nhân sự và Tổ chức để hướng nghiệp cho con

Nhân sự và Tổ chức là một trong những chuyên ngành học thuộc ngành Cử nhân kinh doanh tại RMIT đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Mặc dù đang là ngành ‘hot’ theo xu hướng, vẫn có nhiều nhầm tưởng về đặc thù công việc nhân sự và tổ chức so với nhóm công việc hành chính trước đây.

RMIT xin giới thiệu tới cha mẹ chuỗi bài viết giới thiệu về ngành Quản trị Nhân sự và Tổ chức nhằm cung cấp thêm thông tin giúp các con học sinh và cha mẹ hiểu sâu hơn về công việc, cơ hội nghề nghiệp của một sinh viên tốt nghiệp ngành này.

Chuỗi bài viết được thực hiện bởi anh Lê Tuấn Anh, quản lý chuyên môn hướng nghiệp tại TopCV – một công ty hàng đầu về tuyển dụng, đồng thời là chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cá nhân và là một cựu sinh viên RMIT.

Trong bài viết đầu tiên này, mời các cha mẹ cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về quản trị nhân sự và tổ chức, xu hướng công việc và ngành học tương lai.

Quản trị nhân sự và tổ chức là gì?

Trước đây khi nói về ngành “nhân sự”, chúng ta dễ bị nhầm tưởng với “hành chính – nhân sự”, tức những người làm công việc hành chính giấy tờ, được cho là nhàm chán và không đòi hỏi chuyên môn cao.

Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nội địa và quốc tế tại Việt Nam, “quản trị nhân sự” đang trở thành một xu hướng bắt buộc các công ty phải đầu tư nếu muốn đi đường dài và bền vững.

Quản trị nhân sự hay Quản lý nguồn nhân lực là công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Các giám đốc, nhà quản lý muốn vận hành công ty hiệu quả đều cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng quản trị nhân sự hoặc ít nhất là phải xây dựng được một quy trình quản trị nhân sự chi tiết, nghiêm ngặt cho công ty mình.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2025, Gen Z (thế hệ sinh năm 1996 trở đi) sẽ trở thành lực lượng lao động chính trên toàn cầu, trong khi Millennials (sinh năm 1981 – 1995) chiếm khoảng 37%. Theo báo cáo của Deloitte năm 2022, sau đại dịch Covid-19, làm việc từ xa trở thành xu hướng mới của người lao động. 49% Gen Z và 45% Millennials thường xuyên làm việc tại nhà hoặc bên ngoài văn phòng, trong đó 3/4 khẳng định mô hình này là phương thức làm việc yêu thích của mình.

Cũng từ báo cáo này, thế hệ lao động mới đòi hỏi nhiều ở các trải nghiệm nhân viên như thời gian làm việc linh hoạt, cân bằng giữa cuộc sống và công việc cũng như nhiều chính sách chăm sóc sức khoẻ. Tất cả những thông tin trên cho thấy tầm quan trọng của công tác quản trị nhân sự và tổ chức trong việc giữ chân những nhân tài tương lai. 

Thị trường lao động và sự phát triển của ngành quản trị nhân sự hiện nay

Các công ty có quy mô nhân sự khác nhau có những cấu trúc quản trị con người và tổ chức khác nhau. Với các công ty nhỏ, một chuyên viên nhân sự có thể kiêm nhiệm nhiều vai trò như tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân tài. Các tổ chức lớn hơn có thể có nhiều vai trò chuyên biệt hơn , với các nhân viên riêng lẻ đảm nhiệm các công việc như tuyển dụng, nhập cư và xử lý thị thực, quản lý nhân tài, phúc lợi, lương thưởng và hơn thế nữa.

Amazon là một ví dụ về một công ty lớn với nhiều loại vị trí nhân sự chuyên biệt. Trang web nghề nghiệp của Amazon liệt kê 15 chức danh nhân sự khác nhau:

–Thư ký phòng nhân sự
–Nhân sự làm việc với đối tác kinh doanh
–Giám đốc nhân sự
–Chuyên viên tuyển dụng
–Điều phối viên tuyển dụng
–Thu hút nhân tài
–Quản lý tuyển dụng
–Chuyên gia nhập cư
–Chuyên gia / quản lý lương thưởng
–Chuyên gia / quản lý chế độ phúc lợi
–Chuyên gia / quản lý nhân tài
–Chuyên gia / quản lý học tập và phát triển
–Quản lý chương trình dự án công nghệ / quy trình nhân sự
–Chuyên gia / quản lý phân tích nhân sự

Ở thị trường Việt Nam, các công việc nhân sự đang ‘hot’ bao gồm HRBP (Nhân sự – đối tác kinh doanh), Talent Acquisition (Thu hút nhân tài hay Chuyên gia đào tạo nội bộ. Những công việc này bên cạnh kiến thức chung về nhân sự, còn đòi hỏi người làm có kiến thức đa ngành.

Ví dụ, người làm HRBP hỗ trợ phòng ban kinh doanh cần có kiến thức kinh doanh. Chuyên viên thu hút nhân tài muốn tuyển dụng nhân tài IT cần phải có kiến thức công nghệ. Chuyên gia đào tạo nội bộ phải có kiến thức về sư phạm, quản lý con người.

Chính vì vậy, việc một bạn trẻ có cơ hội học tập kết hợp các chuyên ngành khác nhau giống như tại chương trình Cử nhân kinh doanh tại Đại học RMIT sẽ đem lại lợi thế lớn khi bước chân vào thị trường lao động.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 100 người lao động sẽ có 1 nhân viên nhân sự. Nếu đem chỉ số này áp dụng tại Việt Nam, khi có tới hơn 49000 doanh nghiệp đang hoạt độngvới 3,6 triệu lao động sẽ cần 36,000 nhân viên nhân sự. Do đó cơ hội tìm việc làm trong ngành nhân sự hiện nay luôn mở rộng cánh cửa với các ứng viên. (Theo số liệu từ TopCV).

Một nghiên cứu kéo dài 9 tháng của Harvard Business Review gần đây đã đưa ra 21 chức danh nghề nghiệp mới cho khối ngành Nhân sự sẽ phổ biến trong 10 năm tới, bao gồm:Giám đốc Chiến lược Nhân sự, Trưởng nhóm Phát triển ‘Work from home’ (Làm việc tại nhà), Trưởng phòng Thiết kế Kỹ năng, Trưởng bộ phận Đào tạo Nhân sự số, Giám đốc Dữ liệu Ứng viên, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Sức khỏe An sinh, Chuyên gia Quan hệ Công chúng, Đại diện Dịch vụ Khách hàng…Đây là là những lựa chọn công việc thú vị mà người được đào tạo một cách toàn diện có thể trau dồi thêm kĩ năng, kiến thức để đảm nhận mà không cần thiết phải học lại từ đầu. (Theo Dân Trí).

Học Quản trị nhân sự và tổ chức tại RMIT có điểm gì khác biệt?

Bên cạnh việc học giáo trình quốc tế bằng tiếng Anh, được cập nhật các xu hướng mới nhất của quản trị nhân sự và tổ chức từ các công ty hàng đầu, lợi thế khi học ngành Quản trị nhân sự và tổ chức tại đại học RMIT chính là sự kết hợp với các nhóm ngành phụ trong khối ngành kinh tế để tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh đặc biệt khi ra trường.

Trong chương trình Cử nhân Kinh doanh tại Đại học RMIT, ngoài 1 chuyên ngành chính là Quản trị nhân sự và tổ chức, con bạn có thể kết hợp thêm tới 2 chuyên ngành phụ trong 14 ngành. Các chuyên ngành phụ đa dạng từ Kế toán, Kinh doanh ứng dụng Blockchain, Chuỗi cung ứng & logistics, Digital Marketing hay nhiều ngành khác. Với sự phát triển và thay đổi nhanh của công nghệ và kinh tế hiện nay, mỗi năm sẽ xuất hiện nhiều công việc và lĩnh vực mới. Chính vì vậy, những sinh viên có kiến thức chuyên môn đa ngành sẽ dễ dàng thích ứng hơn và được săn đón hơn ở thị trường tuyển dụng.

Tuỳ thuộc vào định hướng công việc và sở thích, sở trường của mỗi bạn, các con có thể tự thiết kế cho mình lộ trình học phù hợp nhất để phát huy tối đa khả năng. Ví dụ, con thích khởi nghiệp, kinh doanh riêng có thể học kết hợp Quản trị nhân sự và tổ chức cùng chuyên ngành phụ Khởi nghiệp và chuyên ngành phụ Tài chính để bổ sung kiến thức. Với những kiến thức trên, các con có thể tự tin hơn trong việc phát triển và quản lý các công ty gia đình. Hoặc con cũng có thể học các chuyên ngành phụ như Digital Marketing, Quản trị Du Lịch và Khách Sạn nếu muốn làm nhân sự trong các công ty thuộc mảng này.


👉 Tìm hiểu thêm về chương trình Cử nhân Kinh doanh (mới) của Đại học RMIT

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.