Bài viết thuộc series phân biệt các ngành học “na ná” nhau
Thiết kế là nhóm ngành học thu hút các sinh viên có năng khiếu vẽ hoặc đam mê thiết kế, mong muốn tạo dấu ấn của bản thân thông qua các sản phẩm thiết kế. Tuy thu hút các bạn trẻ nhưng với cha mẹ đây là nhóm ngành học tương đối mới lạ bởi cha mẹ chưa hình dung ra được con sẽ học gì, làm gì khi theo nhóm ngành này. Đặc biệt, với 2 ngành thiết kế đang được giảng dạy tại RMIT là Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo và Thiết kế Truyền thông số, cha mẹ và các con cũng có khá nhiều thắc mắc khi chưa rõ 2 ngành này có gì giống và khác nhau, con nên theo học ngành nào thì phù hợp.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ những điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 ngành này, từ đó giúp cha mẹ và các con có được những lựa chọn phù hợp hơn cả.
Nếu vẫn còn nhiều phân vân, vui lòng gửi tin nhắn cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn của RMIT luôn sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của con và gia đình mình, dù là khi con học lớp 10, lớp 12, hay đã là sinh viên năm nhất của trường. Vì chúng tôi rất hiểu rằng, chọn đúng ngành học là một công việc không hề đơn giản, nhưng cũng rất đáng để theo đuổi. Vì nếu may mắn có một lựa chọn tốt, các con sẽ có cơ hội tiến những bước thật dài, thật nhanh và vững chắc trên con đường sự nghiệp của mình.

Giống nhau
2 ngành Thiết kế đều thuộc khoa Truyền Thông – Thiết kế, sinh viên có bằng cử nhân sau khi kết thúc chương trình học 3 năm. Đặc biệt, không giống như các ĐH khác, con không cần phải thi năng khiếu vẽ, không cần biết vẽ từ trước để vào đại học. Các con sẽ được học những kiến thức và kỹ năng thực tế để phát triển tư duy sáng tạo, tư duy thiết kế, kỹ năng lên kế hoạch, giải quyết các vấn đề thiết kế thực tế.
Khác nhau: Nội dung Học tập

Chương trình Cử nhân Thiết kế dành cho những bạn năng động, muốn có một nền tảng thiết kế bao quát cùng với chuyên môn trong một mảng nhất định.
Trong năm đầu tiên, con sẽ được trang bị các kỹ năng và lý thuyết nền tảng như vẽ, thiết kế kiểu chữ, bố cục, màu sắc,… từ đó, con có thể đi sâu vào hai trong số các chuyên môn gồm:
– Thiết kế đồ hoạ và Truyền thông Thị giác
– Vẽ minh hoạ
– Ý tưởng 3D – Nội thất và không gian
– Thiết kế tương tác
Với mỗi chuyên môn, con sẽ được học những lý thuyết và kỹ thuật mới nhất, sau đó sẽ được áp dụng vào những dự án thực hành.
👉 Đọc thêm: Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo (RMIT)
—-
Chương trình sẽ giúp con làm chủ những công nghệ mới, cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhất và học cách biến hoá những ý tưởng của mình thành các sản phẩm kỹ thuật số sống động. Với nền tảng lý thuyết và thực hành truyền thông số đương đại vững chắc, con sẽ tiếp tục khám phá cách thức lên kế hoạch, sản xuất, ứng dụng và tích hợp nội dung số.
Cơ sở vật chất hiện đại của RMIT sẽ giúp con phát triển chuyên môn trong những mảng như hiệu ứng hình ảnh và bố cục, đồ họa chuyển động, thiết kế truyền thông di động và tương tác hoặc thiết kế âm thanh. Với những công cụ này trong tay, con sẽ được rèn dũa kỹ năng tư duy hình ảnh, giúp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Khác nhau: Triển vọng nghề nghiệp

Chương trình Cử nhân Thiết Kế Ứng Dụng Sáng Tạo giúp con phát triển kiến thức và kỹ năng tư duy phản biện để phân tích sao cho phù hợp với quan điểm và thực tiễn công việc trong ngành thiết kế đương đại. Sau khi tốt nghiệp, con sẽ có được tư duy thiết kế, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng lên kế hoạch, quản lý dự án thiết kế… để có thể làm việc trong mọi bối cảnh công việc và xã hội. Một số công việc con có thể làm sau khi tốt nghiệp bao gồm:
▪ Thiết kế đồ họa
▪ Thiết kế nội thất và không gian
▪ Vẽ minh họa và hình ảnh kỹ thuật số
▪ Chỉ đạo sáng tạo
▪ Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng
▪ Đồ họa chuyển động 2D
👉 Đọc thêm: Học Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo thì làm nghề gì?
—–
Sau khi tốt nghiệp con sẽ tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển các giải pháp dùng phương tiện kỹ thuật số để giải quyết những vấn đề truyền thông. Một số công việc con có thể làm sau khi tốt nghiệp bao gồm:
▪ Sản xuất sản phẩm truyền thông
▪ Kỹ xảo hình ảnh
▪ Thực tế mở rộng và thực tế ảo
▪ Sản xuất hậu kỳ âm thanh và video
▪ Hoạt hình 2D và 3D
▪ Đồ họa chuyển động 2D và 3D
▪ Mô hình 3D
▪ Nhiếp ảnh
▪ Thiết kế sự kiện: người dẫn video “VJ”
▪ Thiết kế sự kiện: trình chiếu ánh sáng
Khác nhau: Con bạn nên học ngành nào?

Ngành thiết kế nói chung phù hợp với các con yêu thích cái đẹp, thích vẽ, thiết kế, thích sáng tạo với màu sắc, hình ảnh, nhân vật…. Nếu con thích và có tư duy hình ảnh tĩnh tốt, thích những thứ như thiết kế nội thất, trình bày sách, báo, vẽ minh họa… con sẽ có thể phù hợp với ngành Thiết kế Ứng dụng sáng tạo. Còn nếu như con yêu thích công nghệ, có tư duy tốt về cả hình ảnh và âm thanh, thích những thứ như phim hoạt hình, thực tế ảo, âm thanh ánh sáng…, con sẽ phù hợp với ngành Thiết kế Truyền thông số.
👇 Đọc thêm các bài viết liên quan:
▪ Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghệ thuật theo trắc nghiệm Holland
▪ Điều cha mẹ có thể làm để con thành công trong ngành Thiết kế
▪ Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo (RMIT)
👉 Kính mời cha mẹ tham gia Nhóm RMIT & Cha Mẹ để tìm hiểu thông tin về môi trường học tại RMIT và nghe chia sẻ từ các cha mẹ khác.