Những lựa chọn nghề nghiệp nếu con theo ngành Nhân sự và Tổ chức

Bài viết thuộc chuỗi bài viết giới thiệu về ngành Quản trị Nhân sự và Tổ chức

Nhân sự và Tổ chức là một trong những chuyên ngành học thuộc ngành Cử nhân kinh doanh tại RMIT đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Mặc dù đang là ngành ‘hot’ theo xu hướng, vẫn có nhiều nhầm tưởng về đặc thù công việc nhân sự và tổ chức so với nhóm công việc hành chính trước đây.

RMIT xin giới thiệu tới cha mẹ chuỗi bài viết giới thiệu về ngành Quản trị Nhân sự và Tổ chức nhằm cung cấp thêm thông tin giúp các con học sinh và cha mẹ hiểu sâu hơn về công việc, cơ hội nghề nghiệp của một sinh viên tốt nghiệp ngành này.

Chuỗi bài viết được thực hiện bởi anh Lê Tuấn Anh, quản lý chuyên môn hướng nghiệp tại TopCV – một công ty hàng đầu về tuyển dụng, đồng thời là chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cá nhân và là một cựu sinh viên RMIT.

Trong bài thứ 3 trong chuỗi bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ với cha mẹ những kiểu công việc một bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Nhân sự và Tổ chức có thể làm, cơ hội trong thị trường lao động và những sự chuẩn bị cần có trên ghế nhà trường để giúp các con làm tốt công việc đó bởi chúng tôi hiểu rằng cha mẹ luôn đau đáu với những câu hỏi khi con chọn ngành học là “Khi ra trường cơ hội việc làm như thế nào?”, “Công việc có ổn định không?”…


Học nhân sự & tổ chức có thể làm việc ở những công ty nào?

Thực tế, bất kể loại hình doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ đều cần có người thực hiện các công việc nhân sự. Bộ phận nhân sự, bên cạnh vai trò quản lý hành chính, còn là tuyển dụng, đào tạo và quản lý con người để giúp toàn thể nhân viên của công ty làm việc năng suất hơn.

Với sự phát triển của kinh tế nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao là một tài sản quan trọng mỗi công ty đều cần dành thời gian đầu tư. Chính vì vậy, nhu cầu cho các vị trí và phòng ban liên quan đến quản trị nhân sự hiện nay là rất nhiều. 

Học nhân sự & tổ chức ra trường công việc hàng ngày làm gì?

Tuỳ thuộc vào sở trường và định hướng học tập của con tại trường kết hợp cùng đặc thù công ty, một cá nhân tốt nghiệp chuyên ngành Nhân sự & Tổ chức có thể phụ trách một hoặc nhiều các đầu việc dưới đây trong một công ty:

🚩Tuyển dụng nhân sự: Những hoạt động từ tìm kiếm ứng viên trên các diễn đàn, website tuyển dụng, các nhóm trên Facebook,… hoặc giữ sự liên kết với các trường đại học để tìm ra những ứng viên tài năng. Sau đó tiến hành việc liên hệ, phỏng vấn, chọn ra những ứng viên xuất sắc, phù hợp với công việc và văn hóa công ty. Người làm tuyển dụng có thể làm trong phòng tuyển dụng tuyển người cho chính công ty họ đang làm, hoặc làm cho các đại lý hỗ trợ tuyển dụng cho nhiều công ty khác nhau.

🚩Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Không chỉ nhân viên mới mà tất cả nhân viên của công ty đều cần thường xuyên học hỏi những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ mới, cũng như cập nhật các quy tắc, định hướng của công ty. Vì vậy, người phụ trách quản trị nhân sự có nhiệm vụ tổ chức các buổi đào tạo này theo từng tháng hoặc từng quý cho tất cả nhân viên của công ty.

🚩Sắp xếp và sử dụng người lao động: Đây là một nhiệm vụ quan trọng của người làm quản trị nhân sự. Công việc của họ là nhận định được đúng khả năng của nhân viên để có được sự sắp xếp phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

🚩Quản lý và đề ra các chính sách nhân sự: Để cả bộ máy nhân lực hoạt động hiệu quả mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nhà nước thì công ty cần đề ra các chính sách và kế hoạch nhất quán. Người làm công việc quản trị nhân sự phải cùng với nhà quản lý công ty lập nên chính sách đó. Ngoài ra, họ cũng phải quản lý và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình triển khai.

🚩Thực hiện giám sát và kiểm tra nhân sự: Khi đã có chính sách nhân sự, việc tiếp theo của người quản trị nhân sự là triển khai và giám sát các nhân viên, đảm bảo làm đúng theo chính sách của công ty. Bên cạnh đó, họ còn tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực của nhân viên để có những đề xuất, góp ý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.

🚩Chấm công, tính lương cho nhân viên: Đây cũng là một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến vấn đề lương thưởng. Nhờ có sự hỗ trợ của máy chấm công, nên hiện nay việc theo dõi ngày công của toàn bộ nhân viên trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có những công việc mà máy móc không thực hiện được như giám sát nhân viên nghỉ phép, tính lương chính xác thì vẫn cần được tính toán bởi người làm trong bộ phận quản lý nhân sự.

🚩Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp: Ở doanh nghiệp không chỉ có các hoạt động liên quan đến công việc chính mà còn có các chương trình gắn kết, sinh hoạt, thể thao cũng như xây dựng văn hóa của công ty. Đó là một công việc cũng rất quan trọng mà người quản trị nhân sự đảm nhận.

Học như thế nào tại trường để làm tốt các công việc quản trị nhân sự & tổ chức?

Như đã chia sẻ ở trên, có nhiều kiểu công ty, ngành hàng khác nhau cùng nhiều kiểu công việc khác nhau thuộc nhóm công việc quản trị Nhân sự & Tổ chức. Để một bạn trẻ tận dụng tốt khoảng thời gian học tại trường chuẩn bị những hành trang cần thiết cho công việc, dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi:

👉Bước 1: Dành thời gian tìm hiểu về sở thích, sở trường và điểm mạnh cá nhân thông qua trắc nghiệm Holland hoặc một số bài test tính cách khác.

👉Bước 2: Tham gia nhiều các chương trình, hội thảo, gặp gỡ với những người đang làm việc trong ngành Nhân sự để tìm ra môi trường và kiểu công việc phù hợp. Bạn cũng có thể tham khảo chuỗi video “Tổng quan nghề Nhân sự” và các bài phỏng vấn người làm trong nghề nhân sự.

👉Bước 3: Thiết lập chương trình học theo nhu cầu cá nhân. Với lựa chọn “Nhân sự và Tổ chức” là một chuyên ngành chính học trong chương trình Cử nhân Kinh doanh, bạn có thể kết hợp theo các phương án như:

–Kết hợp cùng một chuyên ngành chính khác nếu bạn đã biết rõ kiểu công ty, lĩnh vực mình muốn tập trung. Ví dụ thích Blockchain bạn chọn Kinh doanh Ứng dụng Blockchain hoặc Kinh doanh và Công nghệ. Thích Logistic bạn chọn Chuỗi cung ứng & Logistics.

–Nếu thuộc nhóm thích nhiều thứ hoặc muốn tìm hiểu đa lĩnh vực, bạn có thể chọn kết hợp 1 chuyên ngành chính “Nhân sự và Tổ chức” cùng 1-2 chuyên ngành phụ và 3-7 môn tự chọn. Ví dụ, bạn học “Nhân sự và Tổ chức” kết hợp cùng Digital marketing và Khởi nghiệp.

Các môn học đều có tính liên kết và bổ trợ cho nhau, vì vậy không có lựa chọn nào là đúng/sai, tốt/không tốt. Cha mẹ nên cùng các con đưa ra những lựa chọn phù hợp dựa trên đam mê, sở thích và định hướng làm việc của con theo từng thời điểm.

Con đường nghề nghiệp của một người làm nhân sự sau khi ra trường

Như nhiều nghề nghiệp khác, con đường nghề nghiệp của một người làm nhân sự có thể phát triển dựa trên kinh nghiệm làm việc của con, ví dụ như sau:

✅0-6 tháng | Thực tập sinh nhân sự: Học việc, thực hiện các công việc đơn giản như đăng tin tuyển dụng, lọc hồ sơ, tìm kiếm dữ liệu ứng viên, đặt lịch phỏng vấn.

✅1-3 năm | Chuyên viên nhân sự: Thực hiện sâu các công tác tuyển dụng: sàng lọc, đánh giá năng lực, phỏng vấn. Quản lý hiệu suất nhân sự và đề xuất kế hoạch phát triển nguồn lực. Công việc này có thể khác nhau với mỗi cá nhân tuỳ theo định hướng đi trong mảng nhân sự về tuyển dụng, đào tạo hay hành chính.

✅4 năm trở lên | HRBP (Đối tác nhân sự): Tìm hiểu nhu cầu nhân sự từng bộ phận, phối hợp với các phòng ban khác nhau để phát triển chiến lược, điều phối và đào tạo nâhn lực phù hợp.

✅6 năm trở lên | Trưởng phòng nhân sự: Quản lý hệ thống, xây dựng và triển khai kế hoạch phù hợp với chiến lược kinh doanh từng giai đoạn công ty.

✅10 năm trở lên | Giám đốc nhân sự (CHRO/CPO): Điều hành hệ thống nhân sự doanh nghiệp, tham mưu ban lãnh đạo. Vị trí này thường có ở các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia.

Ngoài con đường chung theo số năm ở trên, tuỳ theo từng mảng mà lộ trình thăng tiến có thể khác nhau. Ví dụ:

✅Mảng tuyển dụng: HR Recruitment Executive (Chuyên viên tuyển dụng) → HR Coordinator (Chuyên viên điều phối tuyển dụng ) → HR Manager (Trưởng phòng nhân sự) → HR Director (Giám đốc nhân sự).

✅Mảng lương, thưởng, phúc lợi: C&B Staff/ Executive (Nhân viên lương, thưởng, phúc lợi) → C&B specialist/Senior C&B Officer (Chuyên viên lương, thưởng, phúc lợi cấp cao) → C&B supervisor/Team leader (Trưởng nhóm lương, thưởng, phúc lợi) → C&B Manager (Quản lý lương, thưởng, phúc lợi)

✅Mảng “Săn đầu người” – Headhunter: Headhunter (Chuyên viên tư vấn tuyển dụng) → Recruitment Consultant Management (Quản lý tư vấn tuyển dụng) → Recruitment Consultant Director (Giám đốc tư vấn tuyển dụng).


Quản trị nhân sự và tổ chức: ngành học mới với những công việc hấp dẫn trong tương lai

Con muốn học về Quản trị Nhân sự: hướng đi nào phù hợp, tính cách nào phù hợp?

▪ Tìm hiểu thêm về chương trình Cử nhân Kinh doanh (mới) của Đại học RMIT

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.