Rất nhiều bậc cha mẹ chúng tôi tiếp xúc có mong muốn cho con học tại RMIT nhưng đôi khi vẫn còn e ngại bởi nhiều thông tin “đồn đoán” từ các nguồn khác nhau. Dưới đây là một số lầm tưởng khá phổ biến về RMIT và sự thật để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về RMIT. 

Lầm tưởng 1: Học ở RMIT cả tỉ đồng 1 năm, còn đắt hơn đi du học.

Nhiều cha mẹ có ý định tìm hiểu cho con theo học đại học tại RMIT thường nghe “người ta” nói “Học ở RMIT đắt lắm, ngang với đi du học”, “Học ở RMIT mỗi năm mất cả tỉ đồng”… 

Sự thật: Với tổng mức học phí dưới 1 tỉ đồng cho toàn bộ 3 năm học (tùy từng chương trình học), không phải đóng thêm bất cứ loại chi phí nào (trừ chi phí học lại, thi lại nếu con không nỗ lực học tập), lại bao gồm chi phí đi trao đổi từ 1-2 học kì tới Úc hoặc 200 đại học đối tác của RMIT, thì chi phí học tại RMIT chỉ bằng 1/3 so với học phí du học, và con vẫn có cơ hội trải nghiệm quốc tế. Cha mẹ cũng không cần lo lắng về sinh hoạt phí cho con bởi ở Việt Nam, mọi thứ đều thuận lợi và rẻ hơn nhiều. Đặc biệt, ở RMIT Việt Nam, học phí được đóng theo mỗi kỳ và số môn học trong từng kỳ, điều đó cho phép cha mẹ lập kế hoạch tài chính cho nhiều điều quan trọng khác. Cha mẹ cũng không cần chứng minh tài chính hay canh cánh nỗi lo nhỡ gia đình có vấn đề gì về tài chính thì việc học của con lại “đứt gánh giữa đường” như khi con du học. 

Lầm tưởng 2: Đầu vào RMIT quá thấp

Nhiều cha mẹ cho rằng việc xét tuyển của RMIT quá dễ dàng vì RMIT không tổ chức thi tuyển, không yêu cầu quá nặng về điểm số thi tốt nghiệp như các trường đại học trong nước.

Sự thật: Để theo học ở RMIT, học sinh cần phải có một trình độ nhất định. Và chúng tôi có những tiêu chí thực tế để đánh giá điều này. Toàn bộ chương trình được giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh nên con phải có trình độ tiếng Anh tối thiểu 6.5 IELTS hoặc tương đương từ trước khi vào học. Điểm trung bình lớp 12 đạt 7.0 là để chứng minh con có đủ năng lực để tiếp thu các kiến thức học thuật. Điều này tương tự cách tuyển sinh của các trường đại học tiên

tiến ở những nền giáo dục lớn như Mỹ, Anh, Úc, bởi chúng tạo ra sân chơi công bằng cho bất kì ai muốn tiếp cận tri thức. 

Lầm tưởng 3: Học RMIT quá khó 

Nhiều cha mẹ chia sẻ họ có những người bạn có con học RMIT và con học mãi không thể tốt nghiệp được, tổng chi phí học tập cũng bị đẩy lên rất nhiều do phải đóng tiền con học và thi lại.

Sự thật: Đúng là không dễ để tốt nghiệp RMIT nhưng nếu đã tốt nghiệp thì thật sự rất đáng. Khác với quan điểm lâu nay của Việt Nam là “vào được đại học rồi thế nào mà chả có tấm bằng ra trường”, để tốt nghiệp ở RMIT, con phải thực sự “lao động”. Các con sẽ phải làm nhiều dự án lớn nhỏ trong các môn học, phải đọc và tìm hiểu thông tin trong quá trình học, phải làm việc thật với những doanh nghiệp là đối tác của RMIT. Chính sự lao động nghiêm túc này sẽ giúp con rèn giũa cả về chuyên môn và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc đó không đồng nghĩa với việc nhiều con không thể theo học ở RMIT vì quá khó. Nhiều sinh viên/cựu sinh viên RMIT đều chia sẻ rằng chỉ cần chăm chỉ, nghiêm túc thì việc qua môn không quá khó khăn; vì thực tế hiện nay RMIT áp dụng phương pháp đánh giá toàn diện (authentic assessment), mỗi sinh viên sẽ được đánh giá qua nhiều bài tập & dự án trong suốt quá trình học, mà không phải làm bài thi cuối kỳ trên giấy truyền thống như trước đây.

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.