Theo Báo Thanh Niên, hàng không Việt Nam hiện đang phục hồi mạnh mẽ, cùng với việc mở rộng và đầu tư trên 30 sân bay quốc tế và quốc nội trong cả nước. Vì vậy, trong 4 năm tới, Việt Nam cần khoảng 500 máy bay để phục vụ cho vận chuyển hàng không.
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng không Việt Nam hiện đang rất cấp thiết. Không chỉ gia tăng nhu cầu về đội bay (bao gồm phi công và đội ngũ tiếp viên hàng không), nhân lực có chuyên môn về điều hành và quản trị hãng hàng không, cũng như vận hành – quản lý sân bay và dịch vụ mặt đất cũng rất cần thiết. Đặc biệt ở giai đoạn 2020 – 2030, hàng không Việt Nam rất cần nguồn nhân lực có chuyên môn về quản trị, vận hành hàng không và sân bay để cung cấp cho các sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài và các sân bay khác.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực này, Công ty cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam đã liên kết với 8 nước có các trường hàng không hàng đầu thế giới, trong đó có RMIT Úc. RMIT là đại học có hơn 80 năm kinh nghiệm về đào tạo bay tại Úc. Đại Học RMIT vinh dự lọt vào Top 50 Đại Học có chất lượng đào tạo ngành Kỹ thuật Hàng Không tốt nhất Thế giới (theo Shanghai Ranking 2022). Tại RMIT, sinh viên có thể chọn một trong hai hướng chuyên môn khi theo ngành Hàng không:
(1) Phi công (học tại RMIT Úc)
(2) Quản trị và vận hành hàng không (học tại RMIT Việt Nam hoặc RMIT Úc)
👉 Mời cha mẹ tìm hiểu thêm về chương trình Cử nhân Khoa học Ứng dụng (Hàng không) tại đây.
👉 Mời cha mẹ tìm hiểu các lộ trình du học Trao đổi và Chuyển tiếp sang RMIT Úc tại đây.