Kể từ khi ra mắt tại cơ sở Nam Sài Gòn và gần đây là tại cơ sở Hà Nội, chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin và Kỹ sư Phần mềm đã thu hút nhiều học sinh, sinh viên theo học. Trong quá trình tiếp xúc trao đổi với các em học sinh và cha mẹ, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về việc các em học sinh cấp 3 nên chuẩn bị gì để có thể học tốt 2 ngành học này ở đại học, và cụ thể hơn là tại RMIT. Trong bài viết hôm nay, thầy Trần Ngọc Quang, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin và Kỹ sư Phần mềm, ĐH RMIT, sẽ đưa ra một vài gợi ý để giúp các em học sinh chuẩn bị sớm để học tập hiệu quả 2 ngành học này ở đại học.
Kiến thức và kỹ năng về Tin học
Các em học sinh nên bắt đầu làm quen với khái niệm lập trình từ những ngôn ngữ dễ học như Scratch, Python, hoặc Java. Đây là nền tảng để các em bắt đầu biết và hiểu lập trình là gì. Sau đó, nếu có điều kiện, các em có thể học thêm về Lập trình Web cơ bản (HTML, CSS, JavaScript) hoặc Lập trình với Robot. Các em nên bắt đầu học những ngôn ngữ lập trình này càng sớm càng tốt, ngay thời điểm các em xác định sẽ theo học các ngành này và mỗi ngày học một chút thì sẽ không bị quá khó hoặc quá ngợp. Bắt đầu với một ngôn ngữ cơ bản nhất, dần dần các em sẽ có đà để làm quen và bắt nhịp với các ngôn ngữ lập trình khác vì về cơ bản các ngôn ngữ này có các “khái niệm lập trình” giống nhau đến 80%, chỉ có “ngữ pháp” của từng ngôn ngữ có sự khác nhau. Ngoài ra, các em cũng nên luyện tập và chuẩn bị cho mình những kỹ năng Tin học văn phòng như làm việc trên Microsoft Word, Excel, PowerPoint vì ở đại học các em sẽ thường xuyên được yêu cầu làm báo cáo và thuyết trình trong các môn học. Vì vậy, nếu rèn luyện từ sớm những kỹ năng này sẽ rất hữu ích trong quá trình học tập.
Tiếng Anh
Điều kiện tuyển sinh đầu vào của RMIT là IELTS 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6) hoặc tương đương nên các em cần trau dồi tiếng Anh để đạt được yêu cầu tối thiểu này. Các em nên học và phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ đồng đều vì sẽ phải làm bài tập, thảo luận nhóm, thuyết trình bằng tiếng Anh trong suốt quá trình học. Bên cạnh đó, kỹ năng tìm tòi, nghiên cứu và lòng ham học hỏi cũng rất cần thiết để các em phát triển năng lực tự học vì khối ngành Kỹ thuật Công nghệ đặc biệt cần năng lực tự học suốt đời để đáp ứng được sự phát triển và thay đổi rất nhanh của ngành.
Kỹ năng mềm
Các ngành học tại RMIT nói chung và các ngành Kỹ thuật Công nghệ đòi hỏi các em sinh viên phải làm việc nhóm rất nhiều. Do đó, các em cần rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp để có thể học tập hiệu quả. Ở lứa tuổi phổ thông, các em có thể rèn luyện những kỹ năng này bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khoá, nhà văn hoá, nhà thiếu nhi…
Tìm hiểu thông tin mọi lúc mọi nơi
Hiện nay, Internet là một thư viện khổng lồ và miễn phí với nhiều nguồn, khóa học uy tín và miễn phí giúp các em tìm hiểu và cập nhật thông tin về các ngành CNTT, Kỹ sư Phần mềm. Các em có thể tham khảo một số các nguồn như sau:
Đại học:
Đại học RMIT: https://www.rmit.edu.au/
Đại học Stanford: https://www.stanford.edu/
Đại học California tại Berkeley: https://www.berkeley.edu/
Viện Công nghệ Massachusetts: https://www.mit.edu/
Viện Công nghệ California: https://www.caltech.edu/
Stack Overflow: https://stackoverflow.com/
Reddit Programming: https://www.reddit.com/r/programming/
Hacker News: https://news.ycombinator.com/
–International Conference on Software Engineering (ICSE): https://conf.researchr.org/home/icse-2022
–ACM/IEEE International Symposium on Empirical Software Engineering and Measurement (ESEM): https://www.esem-conferences.org/
–Google I/O: https://events.google.com/io/
https://medium.com/topic/software-engineering
👉 Tìm hiểu ngành Cử nhân Công nghệ Thông tin và Cử nhân Kỹ thuật (Kỹ sư Phần mềm) tại RMIT
👇 Đọc thêm:
▪ Phân biệt ngành Công nghệ Thông tin và Kỹ sư Phần mềm
👉 Tham gia Nhóm RMIT & Cha Mẹ để tìm hiểu thông tin về môi trường học tại RMIT và nghe chia sẻ từ các phụ huynh khác