Làm thế nào để con đọc sách nhiều hơn?

Hiện trạng người trẻ lãng phí thời gian sử dụng smartphone khiến nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng. Mong muốn con học hỏi được nhiều hơn trong thời gian rảnh, phụ huynh thường khuyến khích con đọc sách.

Không ít cha mẹ đã thử vô số cách để giúp con đọc sách nhiều hơn, như mua cho con sách có nội dung dễ gần thú vị, hay đưa con đi hội chợ sách. Tuy nhiên các cách này đều chỉ hiệu quả trong ngắn hạn. Bài viết dưới đây, sẽ đưa ra một vài lời khuyên giúp cha mẹ khuyến khích được con đọc sách nhiều hơn

Chính mình hãy đọc sách

Để khuyến khích con đọc sách, bản thân cha mẹ nên đọc sách nhiều hơn để làm gương cho con trước. Hiện nay không chỉ người trẻ mà nhiều cha mẹ cũng đang dành nhiều thời gian sử dụng smartphone. Con cái có thể lấy việc này làm lý do cho việc lười đọc sách: “vì bố mẹ cũng có bao giờ đọc sách đâu mà bắt con đọc.”

Hiện nay, sách được xuất bản tại Việt Nam rất phong phú, bên cạnh những dòng sách cho giới trẻ, có rất nhiều đầu sách với nội dung sâu sắc, trưởng thành để cha mẹ tham khảo. Việc đọc sách vừa giúp bồi dưỡng kiến thức và thư giãn tâm trí, vừa làm gương để con đọc sách nhiều hơn.

Tuy vậy, không phải cha mẹ nào cũng có thời gian để đọc sách. Công việc ở nhà và chỗ làm cũng có thể khiến ta mệt mỏi, ngại ngần việc đọc.

Cho con đến thư viện

Ngoài cách làm gương cho con, cha mẹ cũng có thể đưa con đến môi trường khuyến khích việc đọc sách như thư viện. Ở đó, con sẽ được hoà mình cùng những người yêu đọc sách khác. Với nguồn sách khổng lồ tại thư viện, chắc chắn con sẽ tìm được sách phù hợp với sở thích của mình và làm bạn với những người yêu sách khác, dần dần phát triển niềm ham mê đọc sách.

Một số cha mẹ có thể thấy việc cho con đến thư viện là không cần thiết. Nếu con đã có rất nhiều sách ở nhà mà vẫn không đọc, thì đến thư viện khó mà đọc nhiều hơn. Tuy vậy, vai trò của thư viện không chỉ là để lưu trữ tài nguyên sách, mà còn như một ngôi trường thứ hai, tạo dựng môi trường học tập lành mạnh cho con phát triển. Ở đó, con và những người yêu đọc sách khác là học sinh, còn sách là thầy cô giáo. Tất cả tạo nên một cộng đồng giúp con tìm thấy niềm vui khi đọc sách: qua việc chia sẻ những gì học được từ sách với bè bạn xung quanh.

Hệ thống thư viện tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển tốt

Hiện nay, tại các thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các thư viện công cộng dưới sự hỗ trợ của chính phủ vẫn liên tục được cải tiến, ví dụ như thư viện Hà Nội, thư viện Quốc Gia, thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM.

Tuy vậy, số lượng thư viện công cộng vẫn vô cùng ít ỏi với chất lượng không đồng đều. Cơ sở vật chất và thái độ nhân viên làm việc chưa đạt như mong muốn của người sử dụng: hệ thống trả mượn sách rườm rà, sách chưa được đánh số cẩn thận nên việc tìm sách theo mong muốn rất khó khăn, cán bộ thư viện đôi lúc chưa nhiệt tình.

Điều này khiến cha mẹ mong muốn cho con đến đọc và mượn sách tại thư viện gặp nhiều khó khăn, đành phải hướng con đến các hội chợ sách hay mua cho con máy đọc sách điện tử nhằm thay thế. Tuy nhiên các cách này chỉ khiến con muốn đọc sách trong ngắn hạn. Chẳng mấy chốc, con lại quay lại thói quen sử dụng điện thoại thay vì lấy sách ra đọc.

Hãy hướng con đến thư viện tại các trường đại học

Do nhu cầu sử dụng sách nhằm học tập và nghiên cứu của sinh viên cũng như giáo viên đều rất lớn trong suốt cả năm, thư viện trong các trường đại học luôn được đầu tư nhiều về cả cơ sở vật chất cũng như chất lượng sách. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bậc cha mẹ thường đánh giá trường đại học cho con bằng việc nhìn vào thư viện của trường đầu tiên.

Với các bậc cha mẹ có con chuẩn bị hay đang học đại học, hãy khuyến khích con dành nhiều thời gian học tập và giao lưu tại thư viện của trường nhiều hơn.

Hiện nay, Đại học RMIT là một trong những ngôi trường có hệ thống thư viện hiện đại và bổ ích nhất tại Việt Nam. Thư viện ở cả hai cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. HCM đều được đầu tư với hệ thống máy tính hiện đại và nguồn sách phong phú.

Đặc biệt, thư viện tại RMIT TP. HCM rộng 1.423 m2 gồm 4 tầng với nhiều phòng đọc, hơn 48.000 đầu sách in, khoảng 400.000 sách điện thử (e-book) và tạp chí nghiên cứu chuyên ngành online (e-journal). Đây là điểm đến yêu thích của phần lớn sinh viên RMIT vì đa phần các em chưa được tiếp xúc với một hệ thống thư viện như vậy. Chưa kể, nhiều sinh viên đã chia sẻ chính thư viện với nguồn sách phong phú và cập nhật này đã giúp các em cải thiện thói quen đọc sách của mình. Tuyệt vời hơn cả, một khi con đã là sinh viên RMIT thì kể cả khi ra trường, con cũng có thể mượn sách trọn đời vì Đại học RMIT luôn khuyến khích sinh viên và cựu sinh viên của mình học tập trọn đời.

Việc con lười đọc sách, không học tập thêm nhiều điều mới có thể đang khiến nhiều cha mẹ đau đầu. Tuy vậy, với những phương pháp đơn giản mà hiệu quả được đề cập trong bài viết, chỉ sau một thời gian ngắn, cha mẹ có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy con cầm sách đọc nhiều hơn là cầm điện thoại.

Dương Trần

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.