Chắc hẳn nhiều cha mẹ rất lo lắng khi thấy con dành nhiều thời gian cho việc chơi game, sợ rằng con bỏ bê việc học. Tuy nhiên, nếu con nói muốn học và làm việc trong lĩnh vực Game thì đây là một tín hiệu tốt.

Làm việc trong ngành game khác với việc con sẽ trở thành một game thủ suốt ngày ngồi lì trước máy tính và chơi game giải trí. Game là một ngành công nghiệp thực thụ, có đóng góp quan trọng cho kinh tế và các công ty hàng đầu trong lĩnh vực game là nơi làm việc mơ ước của giới trẻ ngày nay. Công việc ở ngành game rất đa dạng với nhiều vị trí như nghiên cứu, phát triển, thiết kế, lập trình, vận hành, và kinh doanh. Cùng với công nghệ, ngành game vẫn đang trên đà phát triển mạnh và Thiết kế Game là một ngành học rất đáng để cha mẹ và con cân nhắc.

❓ Ngành Thiết kế Game dành cho ai?

Đầu tiên, Thiết kế Game không phải Lập trình Game. Thiết kế Game là một ngành học có phạm vi bao quát, rộng lớn hơn. Ngành Thiết kế Game RMIT trang bị kiến thức và kỹ năng thiên về ý tưởng thiết kế như thiết kế màn chơi, cân bằng gameplay, nghệ thuật dẫn dắt và kể chuyện hay quản lý dự án số… Bên cạnh kỹ năng thuộc nhóm tư duy sáng tạo, ngành học sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ thuật cơ bản về hình ảnh game, lập trình game và lập trình kịch bản.

Vậy ngành học này dành cho ai? Nếu con bạn có niềm đam mê với game và có khả năng sáng tạo thì bạn hoàn toàn có thể gợi ý con phát triển lên một tầm mức cao hơn bằng cách chọn ngành Thiết kế Game. Châu Á nói riêng và Việt Nam nói chung là thị trường của ngành game. Dự báo ngành công nghiệp này sẽ đạt doanh thu 1,6 tỷ USD vào năm 2027 từ con số 868 triệu USD năm 2023. Vì vậy, cơ hội và thu nhập cho người làm việc trong ngành này rất hứa hẹn. “Đầu vào” của ngành thiết kế game là game thủ nhưng đầu ra chính là những người thiết kế và phát triển game với đầy đủ các yếu tố kỹ thuật, sáng tạo và tư duy thiết kế.

Vậy con cần chuẩn bị gì để học tốt ngành Thiết kế Game tại RMIT? Thầy Renusha Athugala – chủ nhiệm cấp cao ngành Thiết kế Game tại RMIT – gợi ý một số điều con cần chuẩn bị từ trung học phổ thông để học tập hiệu quả ngành này ở đại học.

Mời cha mẹ kéo xuống dưới để đọc chi tiết bài viết.

Về ngành Thiết kế Game RMIT

Ngành Thiết kế Game tại RMIT là ngành đào tạo chất lượng cao thuộc khoa Truyền Thông và Thiết kế, đào tạo cho sinh viên kỹ năng tư duy phân tích các dạng thức khác nhau của game, nâng cao kỹ năng thiết kế và kỹ thuật, thúc đẩy sự sáng tạo và kiến thức về thiết kế game. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có thể làm những vị trí sau: Nhà thiết kế game, Lập trình viên game, Nhà thiết kế & sáng tạo nội dung game, Nhà sản xuất game, Chuyên viên chỉ đạo sáng tạo game và Nhà quản lý sản phẩm game.

Các bước con cần chuẩn bị để học tốt ngành này trên đại học

1️⃣ Tìm hiểu về nguyên lý và nhiều thể loại Game 

Điều quan trọng trong ngành Thiết kế Game là việc trải nghiệm và hiểu sâu về nguyên lý game. Thầy Renusha khuyến khích học sinh trải nghiệm nhiều thể loại game khác nhau, từ offline đến online như các trò chơi dân gian như ô ăn quan, boardgame như cờ tỷ phú, cho đến các thể loại game kỹ thuật số, mobile, điện tử…

Mỗi thể loại game cung cấp trải nghiệm khác nhau cho người chơi. Thế nên việc trải nghiệm các loại game khác nhau sẽ giúp các em sẽ hiểu rõ hơn cách các yếu tố gameplay tương tác với nhau, từ đó ảnh hưởng đến trải nghiệm người chơi. Trong lúc chơi game, các em nên quan sát và tập viết ra những phân tích và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của từng game. Điều này sẽ rất hữu ích trên giảng đường đại học.

Ngoài ra, việc thường xuyên thảo luận và chia sẻ về game với những người chơi khác cũng giúp em cập nhật xu hướng của cộng đồng này.

Để tìm hiểu thêm về các nguyên lý game từ cơ bản đến nâng cao, thầy Renusha đề xuất các em tham khảo GameMaker, một công cụ học tập dành cho sinh viên ngành Thiết kế Game.

👉 Truy cập GameMaker tại đây: https://gamemaker.io/en

2️⃣ Luyện tập nâng cao khả năng sáng tạo

Là một chuyên ngành thuộc Khoa Truyền thông và Thiết kế, ngành Thiết kế Game luôn ưu tiên sự sáng tạo. Vì thế, các em có thể bắt đầu bằng việc sáng tạo cốt truyện, nhân vật, và thế giới trò chơi của riêng mình. Sau đó, vận dụng trí tưởng tượng để phác thảo các nhân vật, môi trường, và vật phẩm trong trò chơi. Đây là nền móng cho việc xây dựng một tựa game hoàn chỉnh sau này.

Đôi lúc người phác thảo lo lắng rằng ý tưởng của mình có thể chưa hay, hoặc bản vẽ chưa được hoàn thiện nhưng đây là những cảm xúc thông thường mà ai cũng sẽ trải qua khi bắt đầu hành trình làm game của mình. Điều quan trọng là hãy để những ý tưởng được tự do tung bay.

3️⃣ Kỹ năng làm việc nhóm

Game là ngành của cả một đội ngũ với chuyên môn khác nhau. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng trong ngành Thiết kế Game. Có người thiết kế gameplay, người phát triển đồ họa, người lập trình, và nhiều vị trí khác. Nhà thiết kế Game thường phải đối mặt với nhiều ý tưởng khác nhau trong quá trình phát triển. Khả năng làm việc nhóm giúp các thành viên trong nhóm cùng trao đổi ý tưởng, đánh giá, và chọn ra những ý tưởng tốt nhất để phát triển.

Vì vậy, các em nên luyện tập kỹ năng làm việc nhóm từ khi còn trên ghế nhà trường. Làm việc nhóm cũng là cơ hội để học hỏi từ người khác và phát triển các kỹ năng mềm. Các em học sinh được rèn luyện khả năng giao tiếp, lắng nghe ý kiến, và giải quyết xung đột – những kỹ năng quan trọng trong bậc đại học, công việc và kể cả trong cuộc sống hàng ngày.

4️⃣ Tiếng Anh

Tài liệu học tập và giáo trình của ngành Thiết kế Game tại RMIT hoàn toàn bằng tiếng Anh. RMIT không có yêu cầu đặc biệt về tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực thiết kế hay game. Các em chỉ cần đáp ứng yêu cầu tiếng Anh đầu vào là IELTS học thuật 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6) hoặc tương đương. RMIT sẽ truyền đạt đến sinh viên các thuật ngữ và từ vựng liên quan đến ngành trong suốt quá trình học. Tuy nhiên, không vì thế mà các em nên chủ quan, lơ là trau dồi ngoại ngữ.

Các em học sinh cấp 3 nên học và phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng Anh để có thể giao tiếp hiệu quả với giảng viên và bạn bè – những người đến từ rất nhiều nơi trên thế giới và sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp. Các em học sinh tiếp thu bài học tốt hơn và thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thông tin về lĩnh vực game.

5️⃣ Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc

Thầy Renusha chia sẻ rằng kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc là vô cùng quan trọng trong ngành Thiết kế Game vì nó có những ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển game và sự thành công của dự án game. Cha mẹ có thể hỗ trợ tư vấn về việc quản lý thời gian cho con, để con dần rèn luyện kĩ năng này từ sớm. Khi các em quản lý thời gian tốt, các em cũng sẽ được giảm bớt căng thẳng và áp lực. Điều này giúp cải thiện năng suất làm việc và sức khỏe tinh thần.

Tóm lại, kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc là yếu tố không thể thiếu để thành công trong ngành Thiết kế Game. Nó giúp các em được làm việc một cách hiệu quả, duy trì sự sáng tạo, và đảm bảo rằng game đang được phát triển theo đúng tiến độ và có thể hoàn thành hiệu quả.


Nếu cha mẹ muốn tìm hiểu môi trường học tập chuẩn Úc tại RMIT và nhận cơ hội tham gia lớp học thử thuộc đa dạng ngành học, đừng bỏ qua sự kiện Ngày Trải nghiệm RMIT 2023 được tổ chức tại Nam Sài Gòn và Hà Nội:

🕙 26/11/2023 tại RMIT Nam Sài Gòn

🕙 03/12/2023 tại RMIT Hà Nội

👉🏻 Đăng ký tại đây: https://tinyurl.com/3a6hxjab

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.