Học quản trị thì làm gì?

Ngành Quản trị (Management) thuộc khoa Kinh doanh và Quản lý được bình chọn là ngành có khả năng “gây hoang mang”  bởi chính cái tên “mỹ miều” của nó.

Nhiều người nghĩ rằng học quản trị ra để làm “ông này, bà kia”, là “ngồi không” hay “chỉ tay năm ngón”. Thật sự đó chỉ là những hiểu lầm về một chuyên ngành rất thú vị. Vậy ngành Quản trị tại Đại học RMIT là như thế nào và sinh viên ngành này ra trường có những có hội nào, hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây.

Học quản trị thì chỉ học kiến thức về quản lý?

Hai từ “quản trị” nghe có vẻ cao siêu, làm chúng ta không khỏi liên tưởng đến những môn học “đao to búa lớn” chỉ liên quan đến quản lý. Trên thực tế, chương trình học của ngành Kinh Doanh tại RMIT được thiết kế linh hoạt nhất, hiện đại nhất cho sinh viên. Những sinh viên khoa Kinh doanh và Quản lý sẽ phải hoàn tất 8 môn đại cương cùng nhau. Sau đó, các bạn ngành Management sẽ được tiếp cận với những môn chuyên ngành thiên về quản lý và lãnh đạo. Điều này giúp đảm bảo cho các bạn có những kiến thức tổng quan, là bàn đạp để các bạn “chinh phục” những môn học chuyên môn “khó nhằn” ở phía sau.

Ngoài ra, sinh viên RMIT còn được lựa chọn các môn tự chọn từ những ngành khác để đa dạng hóa kiến thức cũng như trải nghiệm học tập của mình. Những sinh viên ngành Quản trị thường có xu hướng đăng ký nhiều môn tự chọn ở các ngành khác nhau để thử sức xem mình hợp với lĩnh vực/môi trường nào khác.

Không làm được chức quản lý thì… thất nghiệp còn hơn

Đây là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm mà cả cha mẹ và con cần phải “chỉnh sửa” càng nhanh càng tốt. Sự thật là ngành Quản trị tại RMIT có mục đích đào tạo thế hệ lãnh đạo của tương lai, nhưng cũng không đồng nghĩa tất cả mọi sinh viên ra trường đều phải trở thành “tai to mặt lớn”.

Các giảng viên ở RMIT không hứa hẹn với sinh viên về những vị trí mà các bạn sẽ đạt được sau khi ra trường mà chỉ trang bị kiến thức, kỹ năng và tâm thế sẵn sàng để đảm đương bất kỳ công việc nào. Đặc biệt trong ngành Quản trị, các sinh viên được luyện cách quản lý công việc, gắn kết các cá thể với năng lực và tính cách khác nhau, tầm nhìn xa chiến lược, song song với đó là sự tỉ mỉ, cẩn trọng. Cộng với một chút may mắn và khả năng nắm bắt cơ hội, sinh viên ngành này có thể tự đưa mình tiến xa hơn dựa trên nền tảng có sẵn tại RMIT.

Lợi thế nào cho sinh viên RMIT?

Bên cạnh những kiến thức được cập nhật liên tục và các giảng viên là những người có kinh nghiệm thực tiễn lâu năm trong ngành, sinh viên ngành Quản trị tại RMIT còn được hưởng vô số đặc quyền “đáng ghen tỵ” khác.

Những người bạn đồng môn sau này cũng chính là những nhà quản lý, mối quan hệ ấy hoàn toàn có lợi cho đôi bên nếu các bạn biết giữ gìn và vun đắp. Các bạn cũng hoàn toàn có thể tiếp cận vào mạng lưới cựu sinh viên RMIT – cũng chính là những nhà lãnh đạo, quản lý của các công ty, tập đoàn lớn nhỏ để hỏi xin kinh nghiệm, cập nhật tình hình thị trường, hoặc thậm chí là giành một suất thực tập nữa đó.

Ngoài ra, những hội thảo và hội nghị chuyên đề thường xuyên được tổ chức cũng là một “ưu đãi” của ngành Quản trị. Tại đây, các bạn được cập nhật những thông tin “nóng hổi” và xây dựng mối quan hệ cá nhân cho tương lai sau này.

Job fair – hội chợ việc làm được tổ chức ngay tại RMIT cung cấp cho các bạn cơ hội tuyệt vời để ứng tuyển vào công ty trong mơ của mình.

Đặc biệt hơn cả chính là chương trình trao đổi với RMIT Melbourne hoặc các trường đại học đối tác. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa như hiện nay, ngành Quản trị không chỉ áp dụng trong bối cảnh của riêng Việt Nam, mà phải luôn biến chuyển theo xu hướng của thế giới. Việc du học (mà vẫn được giữ mức học phí như ở Việt Nam) sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện và hiện đại hơn về ngành học của mình.

Để tìm hiểu chi tiết về ngành học, cha mẹ vui lòng đọc tại đây.

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.