Khi nhắc đến một sự nghiệp trong ngành du lịch và khách sạn, hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ tưởng tượng tới cảnh con mình dãi nắng dầm mưa làm hướng dẫn viên hay tất bật đưa đón khách vào khách sạn. “Hướng dẫn viên” và “nhân viên khách sạn” đúng là những vị trí “khởi đầu” trong ngành nhưng ngoài ra, con bạn còn có rất nhiều cơ hội khác trong ngành công nghiệp tỉ đô này như:
— Quản trị du lịch và lữ hành: những người có nhiệm vụ điều hành các công ty du lịch.
— Lên ý tưởng và kế hoạch cho các tour du lịch: sáng tạo và vận hành những tour du lịch kiểu mới như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch kết hợp học tập hay bất cứ tour du lịch mới lạ nào.
— Quản trị khách sạn: quản lý và vận hành các chuỗi khách sạn hay resort nghĩ dưỡng toàn cầu.
— Tổ chức sự kiện: lên kế hoạch và điều phối các sự kiện, lễ tiệc.
— Những nghề tự do (như blogger – người viết bài) về du lịch và ẩm thực, tự kinh doanh dịch vụ du lịch và lưu trú qua các nền tảng trực tuyến về du lịch như Airbnb và Triip)
— Và rất nhiều những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn khác.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, tác động kinh tế của du lịch Việt Nam là 18,4 tỉ đô la Mỹ, đem đến rất nhiều việc làm và con số này không ngừng tăng lên. Hiện ngành du lịch tạo ra hơn bốn triệu việc làm trực tiếp và dự đoán sẽ còn tăng cao hơn. Việt Nam cũng xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng các quốc gia phát triển du lịch nhanh nhất thế giới.
Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính Trị đề ra mục tiêu phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch cần đạt mức tăng trưởng từ 15% – 20% mỗi năm, và tới năm 2020 sẽ đón từ 17-20 triệu khách du lịch quốc tế và 82 triệu khách du lịch Việt Nam, đồng thời tạo ra 35 tỉ đô doanh thu và đóng góp 10% tổng thu nhập quốc dân.
Bên cạnh các chính sách đầu tư khuyến khích phát triển du lịch, chính phủ Việt Nam cũng đầu tư mạnh vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo số liệu thông kê của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đầu tư cho hạ tầng của Việt Nam (bao gồm hệ thống đường cao tốc, tàu điện ngầm, cảng biển và sân bay) rơi vào khoảng 5.7% GPD, cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Đây đều là những tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch.
Tuy nhiên, thách thức với ngành du lịch Việt Nam ngày nay là làm sao để tạo ra những trải nghiệm khó quên cho khách hàng, điều này đòi hỏi “sự thân thiện, lòng hiếu khách, tiếp đãi nồng hậu, chào đón ân cần, sự ấm áp, tử tế, lịch sự, tinh thần trách nhiệm, sự hào phóng, ăn ý, và thuận hòa với du khách.” “Việc được đào tạo bài bản trong ngành này sẽ giúp các em sinh viên có lợi thế cạnh tranh trên thị trường việc làm, đặc biệt khi nhân sự am hiểu bản địa và có kiến thức chuyên môn vững đang được các công ty săn đón”, chia sẻ của ông Earney Lasten, phó giáo sư, trưởng bộ môn Quản trị Du lịch và Khách sạn tại Đại học RMIT Việt Nam.
Cũng phải nói thêm là tại Việt Nam hiện nay, các trường dạy nghề về du lịch và khách sạn tương đối nhiều. Tuy nhiên, khi các tập đoàn khách sạn, du lịch toàn cầu đầu tư vào Việt Nam thì điều họ tìm kiếm là các nhân sự quản lý bản địa ở cấp trung đến cấp cao, những người được đào tạo bài bản về nghiệp vụ lãnh đạo vào quản lý. Đây cũng là điều mà chương trình Cử Nhân Quản trị Du lịch và Khách sạn của Đại học RMIT hướng tới.
—
Hãy dành chút thời gian cùng con tham gia Ngày trải nghiệm các ngành học Kinh doanh, trong đó có Ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn của Đại học RMIT để khám phá xem con có phù hợp với ngành này không. Link đăng ký tại: http://bit.ly/NgayTraiNghiemKD2018
Để nhận tư vấn về các chương trình Cử nhân Quản trị du lịch và khách sạn, cha mẹ vui lòng điền thông tin tại: http://bit.ly/CTCuNhanRMIT
Comments