Học gì để không thể bị robot thay thế?

Cùng với sự phát triển của công nghệ và cuộc cách mạng 4.0, có rất nhiều ngành nghề có nguy cơ bị biến mất trong tương lai. Nếu không sáng suốt trong việc lựa chọn nghề nghiệp và phát triển bản thân, công việc con lựa chọn sau này sẽ có nguy cơ bị robot thay thế. Vậy để không bị thất nghiệp trong tương lai, con nên phát triển sự nghiệp như thế nào?

Nghề nghiệp đang dần bị thay thế bởi robot

Bên cạnh mặt tốt đẹp, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo đang kéo theo nguy cơ thất nghiệp trong giới trẻ. Trong tương lai, những nghề nghiệp hay vị trí lao động đòi hỏi công việc tay chân sẽ dần bị robot thay thế. Dự kiến, đến năm 2020, sẽ có tới 5 triệu việc làm bị trí tuệ nhân tạo thay thế.

Trước thực trạng này, một câu hỏi đặt ra đó là, có những nghề nghiệp gì mà robot không thể thay thế con người?

Robot không thể thay thế những nghề gì?

Cho dù được thiết kế tinh vi đến đâu đi chăng nữa, có những đặc thù nghề nghiệp mà robot khó lòng thay thế con người. Chẳng hạn như:

— Nghề nghiệp về sáng tạo, tư duy: mặc dù robot đã có khả năng lập trình để thực hiện các hành động khá phức tạp. Thế nhưng, nó không thể tự sáng tạo, hay nghĩ ra những ý tưởng mới thay cho con người. Thiết kế thời trang, đồ hoạ, lập trình… là những ngành đòi hỏi bộ óc sáng tạo và bàn tay của con người.

— Nghề nghiệp về tư vấn: dù được lập trình phức tạp, nhưng robot hoàn toàn không có khả năng thấu hiểu con người. Chẳng hạn, một con robot không thể đứng ở vai trò bác sĩ tâm lý để tư vấn cho bệnh nhân.

— Nghề nghiệp liên quan đến con người: những vị trí nghề nghiệp đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều người như chuyên viên tuyển dụng, nhà hoạch định chiến lược, giáo viên… đòi hỏi bộ óc linh hoạt, khéo léo mà robot khó có thể thực hiện được. Chẳng hạn, robot chỉ có thể trợ giúp chuyên viên tuyển dụng lọc hồ sơ ứng viên, nhưng lại không thể thay thế họ phỏng vấn và đánh giá ứng viên.

Làm thế nào để làm chủ những kỹ năng mà robot không thể có?

Sẽ có những bậc cha mẹ suy nghĩ rằng “Nếu robot thay thế con người, thì mình cần hướng con đến những nghề robot không thể thay thế”. Thế nhưng, điều đó chẳng khác gì tôi cho bạn một bài toán, và bạn chỉ sử dụng công thức cho trước để giải ra được một đáp án. Vậy nếu dữ liệu thay đổi, công thức không còn đúng thì bạn phải làm sao? Điểm mấu chốt ở đây không phải là đọc tên một ngành nghề cụ thể nào ‘an toàn’ cho con, mà hãy trang bị những kiến thức và kỹ năng để giúp con thích nghi được với mọi biến động của tương lai. Đến lúc đó, con có thể lựa chọn một trong những ngành kể trên, hay thành công với những công việc mới thậm chí bây giờ còn chưa xuất hiện.

Bởi vậy, bạn cần tìm một môi trường học tập đề cao sự chủ động, khuyến khích con phát triển các kỹ năng mà robot không thể thay thế con người. Chẳng hạn, tại Đại học RMIT, dù là sinh viên ở bất kỳ ngành nào cũng đều được tham gia vào chương trình “Phát triển kỹ năng cá nhân+” (Personal Edge+). Đây là chuỗi lớp học chuyên đề ngắn được xây dựng với nội dung phong phú và được chủ trì bởi khách mời là những nhà lãnh đạo đầu ngành, các giảng viên và cựu sinh viên RMIT. 06 bộ kỹ năng hiện tại mà sinh viên được học bao gồm: Tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, làm việc trong môi trường đa văn hóa, lãnh đạo có nhân cách, hoạch định sự nghiệp, sử dụng công nghệ số. Nội dung ở mỗi kỳ sẽ được làm mới để phù hợp với sự thay đổi từ thị trường.

Vì thế, cho dù học ngành nào, con cũng không còn lo sợ bị robot thay thế trong công việc sau này.

Kết luận

Hy vọng bài viết này đã phần nào giải toả lo âu của cha mẹ trước thực trạng nghề nghiệp đang dần bị robot thay thế. Để luôn vững vàng trên thị trường việc làm, bên cạnh việc liên tục cập nhật kiến thức, điều quan trọng hơn cả là giúp con trau dồi những kỹ năng mềm mà robot không thể có.

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.