Học đại học các ngành ngôn ngữ

Cơ hội nghề nghiệp giới hạn, kiến thức và kĩ năng không đa dạng, thiếu chiều sâu là các định kiến thường bị gắn với ngành ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự đầu tư và thay đổi cả về lượng và chất của các chương trình đào tạo, ngôn ngữ đã trở thành một ngành học được nhiều cha mẹ và học sinh cân nhắc khi lựa chọn định hướng tương lai. Bài viết này sẽ giúp các gia đình có cái nhìn đa chiều hơn về ngành ngôn ngữ, từ đó cùng con đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Ngành ngôn ngữ và các định kiến

“Học ngôn ngữ là chỉ học tiếng?” Học ngôn ngữ thực tế không chỉ là học tiếng. Trở thành sinh viên ngôn ngữ học, các con sẽ có cơ hội được khám phá một nền văn hoá mới, đồng thời trau dồi chuyên môn trong các lĩnh vực cụ thể để sẵn sàng bước chân vào môi trường làm việc sau khi ra trường. Vì vậy, giáo trình cho sinh viên ngôn ngữ tại Đại học RMIT không chỉ có các môn chuyên ngành như Nhập môn ngôn ngữ học, Ngôn ngữ toàn cầu mà còn bao gồm các môn mở rộng như Giao tiếp văn hoá, Làm việc và quản lí trong bối cảnh quốc tế hay Quản lí ngôn ngữ trong tổ chức quốc tế… Đặc biệt, khi học về Ngôn ngữ tại Đại học RMIT, các bạn sinh viên sẽ được học “chéo” các chuyên ngành khác như Truyền thông, Quản trị Du lịch & Khách sạn hay Digital Marketing… vốn là các chuyên ngành yêu cầu sinh viên những kỹ năng và tố chất khá tương đồng.

“Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ khó xin việc?” Triển vọng nghề nghiệp có lẽ sẽ là mối quan tâm lớn nhất của các gia đình có con theo học ngành ngôn ngữ. Thực tế, ngôn ngữ là ngành học có cơ hội nghề nghiệp tương đối rộng. Cử nhân ngôn ngữ có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí, cả trong khối nhà nước, các doanh nghiệp lớn nhỏ và tổ chức phi chính phủ, đặc biệt trong các lĩnh vực sau:

  • – Kinh doanh quốc tế
  • – Đa phương tiện và Truyền thông
  • – Quảng cáo và Quan hệ công chúng
  • – Marketing/Digital marketing
  • – Xuất bản
  • – Dịch thuật
  • – Chính sách và Quản trị
  • – Sự kiện và Diễn đàn
  • – Đại diện kinh doanh
  • – Du lịch và Lữ hành
  • – Viết sáng tạo và Biên tập.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thương mại toàn cầu phát triển, thị trường Việt Nam ngày càng rộng mở với đầu tư nước ngoài, sinh viên với lợi thế am hiểu ngoại ngữ và vốn văn hoá sâu rộng sẽ là ứng cử viên sáng giá cho các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.

Ai nên theo học ngành ngôn ngữ?

Ngôn ngữ học sẽ là sự lựa chọn tối ưu nếu con bạn có thiên hướng xã hội, với các năng lực và sở thích cụ thể như:

  • – Viết lách
  • – Đọc sách/yêu thích văn chương
  • – Trải nghiệm đa dạng văn hoá/năng động
  • – Có khả năng đặc biệt với ngoại ngữ, trí nhớ tốt
  • – Ăn nói/giao tiếp nhạy bén, lưu loát
  • – Giỏi/yêu thích các môn xã hội hơn so với các môn tự nhiên

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cùng con thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách chuẩn hoá như Holland, MBTI, Big Five… để hiểu rõ hơn, sâu hơn về bản thân. Xem thêm về các bài kiểm tra này tại bài viết: “4 bài trắc nghiệm tính cách để hướng nghiệp cho con“. 

Một chương trình ngôn ngữ hiệu quả sẽ trang bị cho sinh viên những gì?

Trước tiên, trở thành một sinh viên ngôn ngữ giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ đến trình độ chuyên nghiệp. Ở Đại học RMIT, sinh viên còn có cơ hội được học từ những giảng viên có bề dày chuyên môn sâu rộng, có nền tảng kinh nghiệm trong nhiều ngành nghề, được giảng dạy trực tiếp bởi các học giả bản xứ. Nhờ vậy, các em sẽ nắm được các hiểu biết về văn hoá, xã hội của ngôn ngữ đó trong bối cảnh hiện đại.

Không chỉ vậy, qua các môn học thực tiễn và kỳ thực tập doanh nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội rèn luyện các kĩ năng đa ngôn ngữ như khả năng trình bày, kĩ năng xây dựng vốn từ và nắm bắt ngữ cảnh linh hoạt. Hơn cả một ngoại ngữ, các em sẽ được đào tạo để làm việc với con người, thấu hiểu vai trò của giao tiếp và kết nối trong công việc và xã hội.

Như vậy, ngôn ngữ trong bối cảnh hiện đại không chỉ là một công cụ. Được đào tạo toàn diện về văn hoá, xã hội, kinh tế, cử nhân ngành này sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để khám phá, thích ứng và phát triển trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Hiện tại Đại học RMIT giảng dạy chương trình Cử nhân Ngôn ngữ và sinh viên được quyền chọn học một trong hai chuyên ngành là:

  • – Chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật được dạy hoàn toàn bằng tiếng Nhật
  • – Chuyên ngành Biên Phiên dịch được dạy bằng tiếng Anh

Song song đó, mỗi sinh viên còn có thể tự chọn các môn học thuộc các chuyên ngành khác để bổ sung thêm kiến thức. Để tìm hiểu thêm về chương trình này, cha mẹ vui lòng xem tại ĐÂY.

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.