Con chê rằng kiến thức trên trường chả có gì, lướt lướt tí là hiểu.
Con bảo giáo trình sao cập nhật nhanh chóng bằng thị trường được, thà ra làm rồi học một thể.
Con nói rằng học đại học bây giờ chỉ để có cái “danh” thôi, ra ngoài rồi công ty vẫn đào tạo lại hết. Người ta tuyển là tuyển tố chất.
Nhưng không phải ngẫu nhiên người ta coi cánh cửa đại học là cơ hội đổi thay cuộc đời. Ít nhất là với những sinh viên RMIT. Tại RMIT, chúng tôi cho sinh viên những trải nghiệm vô giá để giúp các con trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống và công việc
Chúng tôi tuy không dạy con tỉ mỉ cách thực hiện từng công việc tương lai. Nhưng sẽ cho con biết, trước một vấn đề, con phải suy nghĩ từ đâu, phải tìm những gì, phải hỏi ai để cho ra được cái việc A, B, C đến Z mà con phải làm. Cái đó gọi là tư duy. Người ta đi nhanh đến đâu, xa đến cỡ nào, khác nhau từ tư duy.
Chúng tôi giảng dạy cho con những kiến thức cập nhật nhất nhưng đồng thời, cũng không quên nền tảng lí thuyết được chắt lọc qua hàng trăm, hàng chục năm. Một giáo trình toàn diện như vậy sẽ cho con cái nhìn thấu suốt, bức tranh toàn thể qua thời gian.
Tố chất quan trọng thật, nhưng không phải là tất cả. Thuyết trình, giải bài tập kinh doanh, làm việc nhóm… bấy nhiêu năng lực, không rèn luyện ngày nào, sao có thể đem mỗi tố chất ra để “thi thố” được? Đại học là môi trường lí tưởng để con mài giũa, chuẩn bị cho những kì tuyển dụng khắc nghiệt phía trước. Ngã ở đây, con dù đau, nhưng giá sẽ rẻ hơn những cú trượt ngoài đời thực rất nhiều.
Quan trọng hơn cả, 3, 4 năm ở đây, con sẽ dần hiểu ra mình là ai, mình sẽ đi như thế nào giữa vô vàn lựa chọn, cơ hội và thử thách trước mắt.
Thắng một ván cờ, ai cũng cần phải bắt đầu từ việc học luật chơi. Bước vào cuộc đời khó khăn phía trước, thứ tốt nhất mà bố mẹ mong con có được, chính là hiểu “luật chơi” – biết mình, biết ta.
Học từ những kĩ năng cơ bản nhất, học cách tư duy giải quyết vấn đề, học để biết vị trí của mình trong cuộc sống. Đó là bước đệm vô giá tới trưởng thành, cũng là bài học mà Đại học RMIT muốn truyền đạt tới các thế hệ sinh viên của mình.