Theo dữ liệu vừa được Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) công bố, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngành Hàng không đang và sẽ có rất rất nhiều cơ hội phát triển cho các tài năng tương lai.
Kể từ khi ra mắt ngành Hàng không tại cơ sở Nam Sài Gòn và sắp tới ‘Bắc tiến’ tại RMIT cơ sở Hà Nội”, RMIT đã nhận được nhiều câu hỏi của các sinh viên tương lai và cha mẹ về ngành, cũng như bức tranh nghề nghiệp tương lai.
Trong bài viết này, tiến sĩ Alberto Bernano, Chủ nhiệm cấp cao của ngành Hàng không sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất, đồng thời chia sẻ và giải thích cấu trúc chương trình, đem đến cho cha mẹ và các con bức tranh toàn cảnh, cũng như “sửa sai” một số hiểu lầm về ngành học này.
HỎI: Học ngành Hàng không là học về cách làm phi công, kỹ thuật máy bay?
Với 2 chuyên ngành: Vận hành và Quản trị Hàng không, chương trình cung cấp kiến thức và kỹ năng tổng quát nhất về ngành, bao gồm những khía cạnh về điều hành, quản lý các hãng hàng không và sân bay, những nghiệp vụ mặt đất và những vấn đề về bảo hộ – an toàn.
Sinh viên sẽ được học về các môn như:
Yếu tố con người trong ngành hàng không
Các hệ thống máy bay
Hệ thống quản lý chất lượng hàng không
Quản trị môi trường không lưu
Thiết kế sân bay
Quản lý bảo dưỡng máy bay
V.v….
Đặc biệt, sinh viên được chủ động ‘vẽ’ lộ trình học và hướng đi phát triển của mình khi học ngành Hàng không, bằng hệ thống các môn tự chọn chung và tự chọn ngành trải dài ở các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh doanh. Học 1 ngành nhưng có kiến thức của đa ngành!
Ngoài ra, các em còn có thể lựa chọn chuyển tiếp sang RMIT Melbourne để trải nghiệm cuộc sống du học sinh ngành Hàng không chất như thế nào, hoặc theo đuổi chuyên ngành Phi công tại hai điểm huấn luyện bay Point Cook và Bendigo.
Chắc chắn, nền tảng lý thuyết là điều rất cần thiết cho mọi ngành học, và ngành Hàng không cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, học Hàng không chỉ học lý thuyết sách vở thì thực sự là một lầm “oan” cho ngành.
Thực tế, với chương trình giáo dục hàng không chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, cùng lịch sử đào tạo ngành hàng không và hàng không vũ trụ hơn 80 năm ở Úc, chương trình học tại RMIT chú trọng vào tính thực tiễn cao.
Xuyên suốt quá trình học, sinh viên sẽ tham gia các workshop học tập theo nhóm, lớp thảo luận có giảng viên hướng dẫn, các tiết học thực hành, trao đổi, giao lưu với doanh nghiệp trong ngành Hàng không. Năm cuối, bạn sẽ áp dụng mọi kỹ năng, kiến thức đã học và rèn luyện trong suốt 3 năm vào Dự án chuyên ngành, thực hiện tại trường hoặc ở doanh nghiệp thực tế.
Hơn thế nữa, nội dung chương trình của ngành Hàng không được liên tục thảo luận, ‘nâng cấp’ hàng năm trên cơ sở tham vấn những chuyên gia ngành hàng không lẫn những tổ chức, doanh nghiệp lớn đầu ngành. Vì vậy, các em sẽ được học từ những bài học kinh nghiệm thực tế và kiến thức mới nhất từ chính các chuyên gia có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm làm việc trong ngành.
Ở RMIT, sinh viên sẽ được “tạm biệt” với hình thức làm bài kiểm tra học thuộc kiến thức trên lớp. Thay vào đó, các em sẽ trải qua hình thức Kiểm tra năng lực toàn diện, bao gồm những bài luận, báo cáo, thuyết trình nhóm, phóng sự, mô hình,… làm theo nhóm hoặc cá nhân.
Ngoài ra, trên lớp học, các thầy cô sẽ tổ chức các hoạt động học tập khác nhau, như trao đổi và thảo luận theo nhóm, các bài quiz ngắn, workshop gặp gỡ với chuyên gia, và cả những giờ học theo tiết ngắn theo nhóm nhỏ cùng giảng viên để đào sâu kiến thức đã học trong các giờ giảng đường.
Với cách học này, sinh viên sẽ không phải ‘nhồi’ vào đầu hàng trăm đoạn văn, hàng chục trang giấy. Thay vào đó, các em sẽ cần dành thời gian để đọc và nghiên cứu thêm các thông tin liên quan đến bài học, cả những bài nghiên cứu và thông tin cập nhật từ trang báo uy tín về ngành, rèn luyện cho bản thân kỹ năng quan trọng: Tổng hợp thông tin và rút ra kết luận.
✈ Đọc thêm: 3 lý do nên cho con “cất cánh” với ngành hàng không tại RMIT