Đã bước sang năm thứ 6 từ ngày thành lập ngành, Quản trị Du lịch & Khách sạn là một ngành được sinh viên đam mê lĩnh vực du lịch, khách sạn lựa chọn và đánh giá cao về chất lượng giảng dạy. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều những điều mà cả cha mẹ và các em học sinh vẫn còn hiểu chưa đúng về ngành học đầy tiềm năng này. Trong bài viết này, thầy Nuno F. Ribeiro, Quyền Phó chủ nhiệm cấp cao ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn, Tiến sĩ Quản trị Du lịch tại Đại học Pennsylvania State University (Mỹ), với gần 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và làm việc trong ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn, sẽ hóa giải một số hiểu lầm thường gặp về ngành cũng như chia sẻ bức tranh toàn cảnh về ngành học tiềm năng này.

Hiểu lầm 1: Làm du lịch và khách sạn là dọn phòng, dẫn tour
Một quan niệm sai lầm phổ biến về sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch và khách sạn là họ được đào tạo để làm những công việc như dọn phòng, phục vụ đồ ăn thức uống, dẫn tour,… Thực tế là, những công việc này là một phần thiết yếu trong ngành Du lịch, khách sạn, nhưng nhiệm vụ đào tạo cho các công việc này là giáo dục nghề, không phải là những gì chúng tôi dạy và học tại RMIT Việt Nam.
Trong Chương trình Quản trị Du lịch và Khách sạn tại RMIT Việt Nam, chúng tôi không đào tạo sinh viên của mình trở thành nhân viên khách sạn, chúng tôi đang giáo dục họ trở thành nhà quản lý và lãnh đạo. Các em sẽ được dạy về mọi khía cạnh trong ngành như: Quy hoạch Du lịch, Quản lý Bộ phận Phòng, Quản lý Chất lượng Dịch vụ, Quản lý Chiến lược, Kinh tế Du lịch và Khách sạn, Quản lý Thực phẩm và Đồ uống, và Quản lý Sự kiện, …
Du lịch và khách sạn là một ngành công nghiệp phục vụ con người, lấy con người làm trọng tâm. Một người quản lý không hiểu về công việc dọn phòng sẽ không thể giám sát nhân viên dọn phòng. Vì thế, sinh viên RMIT sẽ có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm những công việc này (thường là tại các khách sạn năm sao nổi tiếng) để hiểu hơn về mọi khía cạnh trong công việc của mình để có thể trở thành một nhà quản lý tốt hơn trong lĩnh vực

Hiểu lầm 2: Làm du lịch khó tìm việc, ít cơ hội phát triển sự nghiệp
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, chiếm 11% GDP thế giới và tuyển dụng một lực lượng lao động khổng lồ – thống kê của cho thấy cứ 1 trong số 11 người trên giới làm việc trong lĩnh vực này.
Tại Việt Nam, ngành này chiếm 10-15% GDP quốc nội. Đặc biệt, “Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Chính phủ phê duyệt với nhiều chiến lược, đề án phục hồi và phát triển ngành du lịch sẽ tạo ra cú hích lớn trong ngành, và nhu cầu nhân sự cấp quản lý trong ngành sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Theo đó, dự kiến đến năm 2030 ngành sẽ cần hơn 60,000 nhân sự mỗi năm, trong đó 25% nhân sự cấp quản lý. Vì vậy, triển vọng việc làm và phát triển trong ngành dành cho sinh viên theo học là rất hứa hẹn.
Ngoài ra, khi du lịch tiếp tục phục hồi sau Covid-19 không chỉ ở Đông Nam Á mà trên toàn thế giới với tốc độ đáng kinh ngạc, triển vọng nghề nghiệp quốc tế cho sinh viên tốt nghiệp THM cũng rất tươi sáng.
Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời ở Thái Lan, Singapore, Úc, New Zealand, v.v., và với những gì thụ hưởng được từ nền giáo dục của RMIT, các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Du lịch và Khánh sạn sẽ có cơ hội cạnh tranh cho những vị trí đó bởi các lý do sau:
▪ Sinh viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn của chúng tôi được đào tạo bài bản từ những ngày đầu tiên để có thể thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của xã hội hiện đại và các biến động bất ngờ, cũng như đóng góp vào quá trình xây dựng một nền du lịch bền vững.
Một trong các điểm nổi bật nhất là việc các em được trang bị kiến thức kinh tế và các chính sách vĩ mô bởi việc phát triển du lịch nói chung không thể nằm ngoài những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của chính phủ. Vì vậy, có thể thấy, tuy không liên quan trực tiếp đến công việc hàng ngày nhưng hiểu về cách nền kinh tế hoạt động sẽ đem đến cho con cái nhìn có tính dài hạn, đặc biệt là ở cương vị quản lý, hoạch định chiến lược.
▪ Không chỉ được trang bị cái nhìn chiến lược, sinh viên RMIT còn có “lợi thế kép” do vừa hiểu sâu sát tình hình thị trường nội địa, vừa bắt kịp những xu hướng trên thế giới. Dù có chất lượng giảng dạy đạt chuẩn quốc tế, nhưng chương trình Cử nhân Quản trị Du lịch và Khách sạn tại RMIT không quên kết nối chặt chẽ với các giá trị văn hóa tại Việt Nam bằng cách “địa phương hóa” nội dung giảng dạy. Sự hiểu biết về du lịch trong nước của các con được bồi đắp trong suốt quá trình học nhờ giáo án gần gũi, các chương trình chia sẻ từ những diễn giả khách mời trong ngành, từ những chuyến thực địa hay thực tập tại những khách sạn, khu nghỉ dưỡng được quản lý bởi các tập đoàn quản trị nhà hàng – khách sạn hàng đầu thế giới.
Đặc biệt, RMIT đã thiết lập quan hệ đối tác với nhiều khách sạn 5 sao Intercontinental Hanoi Westlake và Intercontinental Hanoi Landmark 72 – thuộc Tập đoàn Intercontinental Hotel Group (IHG), khách sạn JW Marriott Hanoi, Hanoi Daewoo… để sinh viên có thể tham quan cũng như thực tập trong suốt quá trình học Đại học. Đây là điểm mà các con du học tại một đất nước khác có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để nắm được.
▪ Kỹ năng vận dụng công nghệ số trong kinh doanh của con cũng được chú trọng phát triển bởi nó đặc biệt hữu ích trong bối cảnh ngành du lịch đang số hóa mạnh mẽ để vực dậy toàn ngành và nâng cao trải nghiệm của khách du lịch. Theo đó, chương trình học của RMIT đã được Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương và Viện Khách sạn tại Vương quốc Anh công nhận. Điều này chính là bàn đạp để con có thể thích nghi và phát triển ngay sau khi tốt nghiệp tại các tập đoàn đa quốc gia và cả các môi trường nước ngoài
Đọc thêm: Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn (RMIT)

Hiểu lầm 3: Làm du lịch lương thấp, công việc không ổn định
Với sinh viên mới ra trường, dĩ nhiên mức lương khởi điểm khó có thể cao, tuy nhiên, khi có 1 vài năm kinh nghiệm và nắm giữ vai trò quản lý, các em sẽ đạt được mức lương và gói quyền lợi làm việc cạnh tranh. Ngoài lương, nhiều công ty về du lịch, khách sạn cũng cung cấp cho nhân viên những quyền lợi hấp dẫn như ăn trưa miễn phí, phụ cấp quần áo, giảm giá du lịch, và bảo hiểm y tế cá nhân…
Một điều cần lưu ý là, không chỉ ở Việt Nam mà ở những nơi khác trên thế giới, hai năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp, các vị trí du lịch và khách sạn thường trả mức lương có thể không cạnh tranh với các lĩnh vực khác như tài chính hoặc ngân hàng; tuy nhiên, đến năm thứ ba, mức lương trong ngành này cao hơn mức lương trung bình trong các lĩnh vực khác và trong một số trường hợp, chẳng hạn như các vị trí làm về tài chính và phân tích dữ liệu trong du lịch và khách sạn, trả gấp hai và ba lần so với các đối tác của họ trong các ngành khác.

Hiểu lầm 4: Công việc khách sạn chỉ dành cho những người không có khuynh hướng học thuật, nhận được ít sự tôn trọng từ xã hội
Đây cũng là quan niệm sai lầm phổ biến phủ nhận việc ngành này đòi hỏi nhiều kỹ năng quan trọng như giao tiếp, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện… Ngoài ra, nhiều công việc, đặc biệt là ở vị trí quản lý, đòi hỏi người làm trong ngành phải có kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực như tài chính, tiếp thị và nguồn nhân lực…
Ví dụ, tại RMIT Việt Nam, sinh viên phải tham gia các khóa học về Truyền thông chuyên nghiệp, Quản lý chất lượng dịch vụ, Quản trị nguồn nhân lực, Tiếp thị kỹ thuật số, Quản lý và phát triển cơ sở vật chất, Quản lý chiến lược, Kinh tế du lịch và các khóa học khác, tất cả đều đòi hỏi khắt khe về mặt học thuật.
Ngành khách sạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tạo ra hàng tỷ đô la doanh thu và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm. Ngoài ra, nhân viên khách sạn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng khách du lịch có trải nghiệm tích cực tại Việt Nam, từ đó thu hút đầu tư nước ngoài và cải thiện quan hệ đối ngoại và vị thế toàn cầu của Việt Nam. Hầu hết các công việc khách sạn đòi hỏi mức độ chuyên nghiệp và kỹ năng dịch vụ khách hàng cao, đó là những phẩm chất được tôn trọng cao trong bất kỳ ngành nào.
👉 Tìm hiểu thêm về ngành Cử nhân Quản trị Du lịch & Khách sạn tại RMIT
👉 Đọc thêm: 1001 vai trò con được trải nghiệm khi con là sinh viên ngành Du lịch & Khách sạn tại RMIT
👉Tham gia Nhóm RMIT & Cha Mẹ để tìm hiểu thông tin về môi trường học tại RMIT và nghe chia sẻ từ các phụ huynh khác