kiểu người hạn chế tiếp xúc

Có những mối quan hệ trong cuộc sống giúp ta trở nên tích cực, tốt đẹp lên từng ngày, nhưng cũng có những mối quan hệ càng tiếp xúc lâu ta sẽ càng cảm thấy tồi tệ hơn. Giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của con, nhưng sự tiếp xúc cộng đồng cũng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.

Xã hội có rất nhiều kiểu người, cha mẹ hầu như không có khả năng kiểm soát việc con quen biết với ai. Nếu là bạn tốt thì không phải lo ngại, nhưng nếu là bạn “chưa tốt” thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con. Do đó, cha mẹ cần giúp con nhận ra những kiểu người nên hạn chế tiếp xúc sau đây:

Người mang lại năng lượng tiêu cực

Kiểu bạn thứ nhất con cần phải hạn chế tiếp xúc chính là “đám mây” cảm xúc tiêu cực. Sẽ luôn có những người bạn đặc biệt hay than vãn và bi quan về cuộc sống xung quanh. Con phải hiểu rằng giúp đỡ bạn bè vượt qua cảm xúc tiêu cực không có gì sai, thế nhưng hãy luôn tỉnh táo để không bị cuốn theo vòng xoáy của những cảm xúc đó.

Giả dụ, con đang có một ngày vui vẻ thì bỗng dưng một người bạn thân thiết với con gặp chuyện buồn, như vậy, chắc hẳn con cũng sẽ cứ thế mà cảm thấy buồn theo. Mọi chuyện sẽ ổn nếu nỗi buồn ấy chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng nếu nó kéo dài mỗi ngày thì chắc hẳn con sẽ cảm thấy không thoải mái chút nào đâu.

Ngoài ra, những người thích kiểm soát hành động và thao túng cảm xúc của con cũng là một dạng “độc hại” cần phải tránh xa. Nên nhớ rằng cơ thể và tâm trí này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của con, bất kì ai cũng không có quyền điều khiển hay ép buộc con phải làm gì, phải nghĩ gì theo ý họ. Hãy giúp con phân biệt sự khác biệt giữa “quan tâm” và “kiểm soát”.

Cũng có một kiểu bạn bè tiêu cực khác mà con sẽ rất hay gặp, đó là những người bạn hay chê trách, phê bình, nhìn nhận mọi việc bằng cái nhìn thiếu sâu sắc. Ở cạnh những người như thế, con rất dễ bị ảnh hưởng bởi những lời chê bai đó. Và dần dần, con có thể sẽ hình thành một cái nhìn thiếu đúng đắn về thế giới cũng như về chính bản thân mình. Cuộc sống đa sắc và đa chiều, chúng ta không nên chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của sự việc, và cũng đừng vội vàng buông lời chê bai người khác.

❌ Người chỉ biết đến bản thân mình

Kiểu bạn thứ hai mà con cần tránh xa ngay lập tức là “chiếc hố đen” chỉ biết hút lợi ích về cho riêng mình. Điển hình như là những người sẵn sàng vì quyền lợi và sự chú ý mà không từ mọi biện pháp. Đây là một kiểu tính cách hoàn toàn không tốt và việc tiếp xúc thường xuyên với những người này rất có thể sẽ vô tình hình thành nên thói ích kỷ bên trong con.

Thậm chí có những người sẵn sàng đóng giả các chú “cừu non”, cố tình tỏ ra ngây thơ và luôn cho rằng mình là nạn nhân trong mọi vấn đề để được người khác thương hại. Để tránh việc con bị lợi dụng bởi những người như vậy, cha mẹ cần dạy con tìm hiểu kỹ vấn đề trước khi bắt đầu giúp đỡ mọi người. Điều này vừa giúp con không lãng phí thời gian cho những việc vô ích, vừa giúp bảo vệ con khỏi sự hoài nghi về sự tốt đẹp của xã hội bên ngoài.

👉 Đừng dùng sai cách để bảo vệ con!

Vậy thì làm cách nào để con có thể vừa thoải mái giao lưu kết bạn, vừa phòng tránh được những mối quan hệ độc hại không đáng có?

Đầu tiên, cha mẹ hãy hướng dẫn con đặt ra những giới hạn và học cách nói “KHÔNG” khi cần thiết. Nếu bạn bè nhờ con làm hộ bài tập quá nhiều lần, hãy từ chối; nếu bạn muốn chép bài thi của con, đừng nhận lời. Đơn giản là hãy nói KHÔNG khi có ai đó yêu cầu con làm điều khiến con cảm thấy thật sự không thoải mái.

Tiếp theo đó, cho dù có bận rộn đến đâu thì cha mẹ cũng nên là một điểm tựa an toàn để con sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống. Điều đó sẽ giúp con không bị lệ thuộc và tiết lộ quá nhiều chuyện riêng tư cho những người không đáng tin cậy. Và cuối cùng, nếu con lỡ chẳng may vướng phải mối quan hệ tiêu cực nào đó, hãy đồng lòng cùng con vượt qua và cân bằng lại cuộc sống.

Là những người đi trước và đã từng đối mặt với nhiều tiêu cực trong cuộc sống, cha mẹ cũng có thể chỉ ra giúp con rằng ai cũng cần thời gian để hoàn thiện mình và trưởng thành hơn. Hãy khuyên con đừng quá khắt khe vào việc đánh giá người khác, vì điều đó chỉ làm mất đi thời gian quý giá của con mà thôi. Chính những nỗ lực hoàn thiện bản thân của mỗi người sẽ là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng nên một môi trường sống và làm việc thật sự tích cực.

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.