Cùng gặp gỡ Trần Thế Trung và lắng nghe hành trình ngoài khuôn mẫu với ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại RMIT

Một điều thú vị mà chúng tôi nhận thấy ở rất nhiều gương mặt sinh viên RMIT đó là lựa chọn theo đuổi những điều mới mẻ, ngoài khuôn mẫu, chứa đựng đầy thử thách đối với tuổi trẻ. Đặc điểm này của sinh viên RMIT cũng chính là những giá trị mà chúng tôi theo đuổi trong triết lý giáo dục của mình, đó là “Can đảm”, “Đam mê”, “Sáng tạo”…

Là học sinh chuyên Lý ở phổ thông, Trần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2019, không đi theo khuôn mẫu rằng học chuyên Lý thì phải theo ngành Khoa học Tự nhiên, mà quyết định lựa chọn theo đuổi con đường thiết kế sáng tạo. Khác với những người bạn của mình đi theo khuôn mẫu “học – ôn thi – đi thi – vô địch – du học”, dù cầm chắc trong tay suất học bổng hàng ngàn sinh viên ao ước, Trung lại không ngần ngại quay lại vạch xuất phát, trở thành tân sinh viên chuyên ngành Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo tại RMIT.

Vì sao em lại chọn con đường có vẻ không giống với số đông nhà vô địch Olympia này?

Em tự nhận thấy mình phù hợp với những công việc mang tính sáng tạo, hay hoạt động xã hội hơn là theo học khoa học tự nhiên hay kỹ thuật, và trước đây, khi học cấp 3 em đã tham gia đội thiết kế của Câu lạc bộ ở trường và nhận thấy đó chính là con đường mình muốn đi. Vì vậy, quyết định theo đuổi ngành Thiết kế không phải là quyết định “trên trời rơi xuống” hay “đập hết xây lại từ đầu” như mọi người vẫn nghĩ. Sự xen kẽ giữa việc học tự nhiên và hoạt động câu lạc bộ đã giúp em nhận ra mình hoàn toàn có thể áp dụng những tư duy logic đã rèn luyện từ những ngày theo học khối chuyên Lý vào các sản phẩm thiết kế ứng dụng cao như thiết kế UI/UX hay đồ hoạ ứng dụng.

Cơ duyên của em khi đến với RMIT ra sao?

Con đường tới ngành thiết kế ở RMIT của em không phải là quyết định một sớm một chiều mà được phân tích, cân nhắc bởi những sự tìm hiểu thấu đáo thông qua việc khám phá, hỏi sự tư vấn từ những người trong ngành. Là một người không thích lối mòn, khuôn mẫu nên em nghĩ phương pháp học tập của RMIT phù hợp với em: tự học, tự tìm hiểu, tự chứng minh được vì sao tác phẩm mình đắt giá.

Sau thời gian theo học tại RMIT, em nhận thấy phương pháp học tập ở RMIT có đúng kỳ vọng của mình không?

Em nghĩ là có. Trước khi theo học tại RMIT, em đã có thời gian theo học online ngành Thiết kế một đại học khác của Úc theo học bổng Olympia nên cũng có một số so sánh nhất định. Em thấy cách học của RMIT thực tế, chuyên sâu, bài bản. Trên con đường tự tìm tòi lối thiết kế riêng của bản thân, em may mắn tìm được những thầy cô cho em đủ không gian để vừa phát triển vừa dẫn lối trên còn đường thiết kế bài bản. Trong các thầy cô đã được học, em rất thích học với thầy Phạm Ngọc Hà Ninh bởi lượng kiến thức mỹ thuật khổng lồ thầy có thể chuyển tải cho sinh viên.

Được biết, em có niềm đam mê với thư pháp, em có thể chia sẻ thêm về đam mê này không?

Em rất thích thư pháp vì tình yêu dành cho việc tìm hiểu lịch sử văn hóa dân tộc. Em cũng thích học cả Hán Nôm. Em hi vọng có thể áp dụng những giá trị, chất liệu truyền thống dân gian vào các tác phẩm thiết kế của mình.

Bố mẹ đóng vai trò như thế nào trong lựa chọn này của em?

Bố mẹ em rất ủng hộ việc em lựa chọn học tại RMIT thay vì đi du học vì an tâm hơn trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay. Lựa chọn học RMIT và học thiết kế đã được em nghiên cứu kỹ lưỡng nên bố mẹ hoàn toàn tin tưởng.

Cám ơn em về cuộc trò chuyện này. Chúc cho những năm sắp tới của em tại RMIT thật nhiều điều thú vị.


🚩 Câu chuyện của Trung không chỉ dừng lại ở “danh xưng” Quán quân Olympia, mà còn là cả quá trình thoát khỏi khuôn mẫu, dũng cảm đi tìm lại chính con đường bản thân yêu thích nhất. Nếu con bạn cũng đang băn khoăn giữa ngã ba đường trong việc lựa chọn ngành thiết kế, hãy cho con cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu ngành Thiết kế tại RMIT trong buổi Giao lưu và Lớp học thử ngành Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo.

⏱10:00, Thứ bảy, 15/1/2022

Hình thức: Trực tuyến

👉LINK ĐĂNG KÝ: https://bit.ly/3JGV6CW

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.