Với bề dày hơn 33 năm kinh nghiệm giảng dạy tại 12 trường đại học trên khắp các châu lục, thầy Sam Goundar, giảng viên ngành CNTT tại RMIT cơ sở Hà Nội, mang đến ấn tượng về một người đam mê với ngành CNTT và công việc trồng người. Bên cạnh việc giảng dạy, thầy Sam cũng là thành viên Ban biên tập của hơn 20 tạp chí uy tín trong ngành. Thầy đã xuất bản tổng cộng 105 ấn phẩm, đã và đang làm việc (viết/biên tập) cho 14 dự án sách – 9 cuốn đã được xuất bản và 5 cuốn còn lại dự kiến sẽ được xuất bản vào đầu năm 2022.
Thầy hiện đang đảm nhân vai trò gì tại RMIT?
Tôi hiện là Giảng viên cao cấp ngành CNTT tại RMIT cơ sở Hà Nội. Học kỳ này, tôi đang dạy các môn “Giới thiệu về Công nghệ Thông tin” và “Giới thiệu về Hệ thống Máy tính”
Cơ duyên nào đưa thầy tới với RMIT?
Dù mới chỉ ra nhập RMIT được một thời gian ngắn, nhưng tôi biết chắc chắn RMIT là nơi phù hợp để mình chia sẻ kiến thức chuyên môn mới nhất và tiếp tục phát huy 33 năm kinh nghiệm giảng dạy của mình. Với tôi, RMIT là trường đại học toàn cầu được công nhận về khả năng dẫn đầu và đổi mới trong công nghệ, nghiên cứu và mạng lưới đối tác. Tôi tin tưởng về phương pháp giảng dạy kết hợp thực hành của RMIT và đó là lý do tôi gia nhập RMIT.
Đã từng giảng dạy ở nhiều đại học trên khắp thế giới, thầy nhận thấy có điểm gì khác biệt giữa sinh viên RMIT và sinh viên ở nơi khác không?
Từ những trải nghiệm đứng lớp của tôi với sinh viên RMIT, tôi thấy các sinh viên ở đây rất gắn bó với nhau. Các em luôn cố gắng học hỏi ngoài những gì được trình bày trong các bài giảng. Đây là những phẩm chất không chỉ của sinh viên lý tưởng, mà còn là những nhân viên sáng lạntương lai.
Trình độ tiếng Anh của các em cũng khá tốt. Các em có khả năng nói trôi chảy, diễn đạt ý và viết các cấu trúc câu phù hợp trong bài làm của mình.
Theo thầy, sự khác biệt lớn nhất mà RMIT có thể mang lại cho sinh viên của mình trong CNTT là gì?
Điểm nổi bật của ngành CNTT tại RMIT chính là tính thời cuộc. Sinh viên được học những kiến thức mới nhật, những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực công nghệ. Các kiến thức sẽ liên tục được cập nhật và tham khảo ý kiến của các nhà tuyển dụng tiềm năng để tìm ra những kỹ năng mà họ đang tìm kiếm ở sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT. Sau đó, RMIT thiết kế chương trình của mình xung quanh vấn đề này và đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp đã đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc.
Phương pháp giảng dạy của thầy là gì?
Tôi chú trọng phần thực hành trong các bài giảng của mình. Các em sinh viên sẽ được học đi đôi với hành, được hướng dẫn tận tình để có thể nắm chắc bài học.
Thầy đánh giá thế nào về cơ hội nghề nghiệp của ngành CNTT?
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống và trên thực tế, cơ hội nghề nghiệp dành cho các sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT là rất phong phú. Tôi rất lạc quan về triển vọng nghề nghiệp dành cho các sinh viên của mình.
Vậy sinh viên cần chuẩn bị hành trang ra sao để nắm bắt những cơ hội này?
Chúng ta không còn sống ở những năm tám mươi khi khuôn mẫu “mọt sách” được áp dụng và mô tả trong phim. Giờ đây, chúng ta đang ở trong kỷ nguyên của Trí tuệ nhân tạo, Máy học, Công nghệ thông minh và Internet vạn vật. Và để thành công, giờ đây, “dân” CNTT cần được đào tạo kỹ năng mềm như quản lý dự án, giao tiếp hoặc làm việc theo nhóm bên cạnh việc trang bị kiến thức.
Tại RMIT, sinh viên được trang bị những kỹ năng này trong suốt quá trình học tập. Quản lý dự án, phân tích và giải quyết vấn đề, hỗ trợ kiến thức, giao tiếp và làm việc theo nhóm là một phần của chương trình CNTT của chúng tôi. Sinh viên RMIT sẽ được học cách làm việc với các dự án ngay từ năm đầu tiên. Ngoài việc học về các kỹ năng CNTT, sinh viên còn được học các kỹ năng mềm và được yêu cầu tham gia nhiều khóa đào tạo và hội thảo về cách làm việc theo nhóm và cộng tác trong các dự án. Và trong chương trình học, các em có các môn tự chọn để lựa chọn, ví dụ như quản lý, hoặc bất cứ điều gì họ quan tâm ngoài CNTT.
CNTT là một ngành mà sinh viên phải làm việc với máy móc/phần mềm rất nhiều. Thầy đánh giá thế nào về cơ sở hạ tầng của RMIT?
RMIT khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. Trường có các phòng máy hiện đại như Mac Lab, Windows Lab, Linux Lab, Networking Lab, Cyber Security Lab, Machine Learning Lab, v.v. để sinh viên học tập và thực hành cũng như sẵn sàng cho ngành. Trường cũng cho phép sinh viên sử dụng phần cứng vật lý và bắt đầu xây dựng các khối của máy tính như logic nhị phân với micro: bit, thử nghiệm Internet Vạn Vật bằng Arduino và sử dụng phần cứng Raspberry Pi để học lập trình thông qua các dự án thú vị và thực tế. Sinh viên RMIT tham gia rất nhiều dự án trong năm thứ nhất và năm thứ hai, nơi họ đưa ra những ý tưởng sáng tạo để phát triển giải pháp công nghệ để giải quyết các chương trình hàng ngày, và sau đó, RMIT có các dự án capstone năm cuối, nơi họ phát triển các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp thực sự và các công ty CNTT hàng đầu.
Con muốn học IT, cha mẹ có thể hỗ trợ thế nào?
Nhân lực ngành Công nghệ Thông tin liệu có bão hoà?
Những chữ “T” con bạn sẽ nhận được khi theo học công nghệ thông tin tại RMIT
Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin (RMIT)
Học Thiết kế & IT: công việc ra trường có ổn định không và lương bao nhiêu?