Khủng hoảng tuổi 20 (quarter-life crisis) là trạng thái lo âu, mơ hồ, mất phương hướng về sự nghiệp, cuộc sống và các mối quan hệ mà không ít bạn trẻ từng trải qua, trong đó có Phan Thị Lan Nhi, cử nhân ngành Thương mại kiêm thạc sỹ chương trình MBA tại RMIT.

Sau khi tốt nghiệp đại học, dù tự nhận thấy mình được trang bị rất tốt về kiến thức lẫn kỹ năng tại RMIT nhưng Nhi vẫn cảm thấy mông lung về sự nghiệp khi cô không biết mình muốn theo đuổi công việc gì.

Nhi hồi tưởng: “Lúc đó, Nhi cảm thấy rất hoang mang vì không nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đề đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Cuối cùng, Nhi quyết định theo học MBA thay vì dấn thân vào thị trường việc làm bởi mình muốn mở mang kiến thức và tìm hiểu sâu sát các khía cạnh của kinh doanh trước khi chọn ra ngách công việc phù hợp nhất.

Và thật may mắn khi Nhi chỉ kỳ vọng có thêm kiến thức, nhưng cái cô bạn nhận lại được là một loạt kỹ năng hot trong thời đại số bây giờ như kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc với dữ liệu, quản trị bản thân và quản trị con người, cũng như khám phá ra thế mạnh và điểm yếu của bản thân.

Trước khi học MBA, Nhi từng cảm thấy rất tự ti mỗi khi phải tiếp xúc và làm việc với các anh chị lớn hơn vì e dè mình quá non, chưa đủ kinh nghiệm và trải nghiệm để cùng họ trao đổi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, có lẽ như tiến sĩ triết học Maarten van Doorn từng nói, chúng ta trở nên giống với những người mà chúng ta chọn để ở bên. Mình cảm nhận được mình trở nên tự tin hơn trước rất nhiều bởi mỗi ngày lên lớp được tiếp xúc với các anh chị học viên cùng lớp nắm giữ những vị trí như quản lý, chuyên viên cấp cao – những người luôn toát ra phong thái tự tin, quyết đoán.

Chính sự tự tin ấy, song hành cùng kỹ năng cứng và mềm luôn được củng cố trong suốt quãng thời gian học đại học và thạc sỹ tại RMIT, đã giúp Nhi hái được những quả ngọt đầu tiên trong sự nghiệp.

Trong 2 năm sau khi bắt đầu đi làm, Nhi đã được thăng chức lên vị trí quản lý. Một trong những điều quan trọng mà mình học được từ chương trình MBA là kỹ năng quản lý kỳ vọng của đồng nghiệp, cấp trên và cả bản thân, cũng như kỹ năng kết nối với người khác. Nếu nói về ảnh hưởng lớn nhất mà chương trình học để lại trong mình thì đó chính là sự thay đổi trong tư duy. Mình học được rằng khi đối diện với vấn đề, cách nhìn nhận của chúng ta đóng vai trò quyết định trong việc có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề hay không.

Từ một cô sinh viên mới ra trường còn mơ hồ về con đường phía trước, nay Nhi đã kinh qua rất nhiều vị trí chiến lược về lĩnh vực kỹ thuật số trong nhóm ngành tài chính – ngân hàng như Chuyên viên Tiếp thị số (Citibank Việt Nam), Phó Giám Đốc Giao dịch trực tuyến và Kinh doanh Kỹ thuật số (Yuanta Securities Việt Nam), Quản lý Kết nối & Tương tác Kỹ thuật số (SmartPay E-wallet) và gần đây nhất là Quản lý tiếp thị thị trường Việt Nam của Payoneer – công ty cung cấp dịch vụ thẻ, thanh toán và nền tảng thanh toán xuyên biên giới hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ.

Để tổng kết lại chặng đường 3 năm theo đuổi 2 tấm bằng tại RMIT, Nhi đã ưu ái dùng những từ: đáng nhớ, thử thách và xứng đáng với sự đầu từ về thời gian, công sức và tiền bạc đã bỏ ra.

👉 Tìm hiểu thêm về chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) của RMIT tại đây

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.