Đã từng có 1 “lộ trình” hết sức cơ bản như nhiều sinh viên Việt Nam – tốt nghiệp THPT, vào 1 đại học công lập, tốt nghiệp và đi làm… – thế nhưng, cô gái Hà Nội Nguyễn Thu Hằng nhận ra có gì đó “sai sai” trong chuỗi lựa chọn đó của mình. Ở tuổi 26, sau hơn 1 năm đi làm tại một startup về công nghệ, Hằng nhận ra tiềm năng vô cùng to lớn của ngành này và cảm thấy đây thực sự là lĩnh vực mình muốn theo đuổi. Thế là, khi bạn bè bắt đầu có sự ổn định trong công việc, Hằng lựa chọn học lại đại học ở một chuyên ngành hoàn toàn “không liên quan”. Cô gái này đã trải qua gần 3 năm theo học ngành Công nghệ thông tin tại RMIT và những trải nghiệm có được tại đây theo Hằng là “vô giá”.

Cơ duyên nào đã đưa em đến với RMIT?

Sau khi tốt nghiệp THPT, em theo học ngành Quản trị Kinh doanh ở một ĐH công lập. Thực tình là hồi đó em lựa chọn ngành và trường theo bạn bè mà không tìm hiểu kỹ lắm. Khi học đại học, em đã lờ mờ cảm thấy có gì đó không ổn nhưng vẫn cố gắng học xong để lấy được tấm bằng đại học và đi làm. Cơ duyên run rủi thế nào em làm việc tại một công ty startup về CNTT. Ở đây, em bắt đầu được tiếp xúc với nghề CNTT nhiều hơn, đc quan sát từ các đồng nghiệp ở bộ phận kỹ thuật trong công ty và được đi đào tạo ở Mỹ và em nhận ra tiềm năng của ngành là rất lớn, đồng thời, nhận ra mình thích CNTT, và bắt đầu nghĩ về mục tiêu phấn đấu đi làm ở nước ngoài. Em nghĩ việc bắt đầu học lại cử nhân ngành CNTT tại một đại học quốc tế sẽ là một hướng đi tốt giúp em hiện thực hóa các mục tiêu đó. Và RMIT là lựa chọn đầu tiên và duy nhất của em vì em có một số người bạn đã từng theo học tại đây và đều đánh giá cao chương trình cử nhân CNTT của trường.

Bắt đầu học lại đại học ở lứa tuổi như vậy có khó khăn gì không?

Mọi người đều nghĩ là với trường hợp của em chắc sẽ gặp nhiều khó khăn lắm khi theo học, thế nhưng em không thấy có khó khăn gì cả 😉 Ở RMIT, em thấy cộng đồng sinh viên rất văn minh, mọi người không kỳ thị, phán xét, ai cũng tập trung vào học hết sức, chơi hết mình, các thầy cô cũng hỗ trợ rất tận tình trong quá trình học nên em không cảm thấy lạc lõng trong lớp và bắt nhịp khá nhanh với cách học, cũng như những kiến thức kỹ thuật trong chương trình và đạt được kết quả học tập khá tốt. Em cũng đã giành được học bổng dành cho sinh viên hiện tại trị giá 50% học phí toàn bộ chương trình học tại RMIT từ năm thứ 2 trở đi, cũng như tham gia vào một số dự án cùng các bạn học và cũng đạt được một số thành tựu nhất định.

Đã từng học đh công và RMIT, em thấy phương pháp giảng dạy ở RMIT có gì khác biệt?

Điều em đánh giá cao nhất ở phương pháp giảng dạy tại RMIT là tính thực tế. Em không chỉ được tích lũy kiến thức mà còn được xây dựng kỹ năng mềm thông qua các dự án thực tế làm cùng các bạn, doanh nghiệp, thầy cô…. Trong quá trình làm dự án, em và các bạn sinh viên đều được nhà trường hỗ trợ cho mượn thiết bị để thực hành, các thầy cô cũng hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện dự án. Em được biết chương trình giảng dạy cũng thường xuyên được cập nhật để phù hợp với thị trường tuyển dụng thông qua ban cố vấn doanh nghiệp.

Khi theo học ngành CNTT, tụi em cũng được lựa chọn một chuyên ngành phụ trong 4 chuyên ngành phụ nhà trường hiện có để phát triển chuyên sâu theo thế mạnh và định hướng của mỗi sinh viên. Ngoài chuyên ngành chính và chuyên ngành phụ, tụi em cũng được lựa chọn các môn tự chọn từ các ngành và khoa khác. Bản thân em đã chọn học 2 môn tự chọn từ khoa Kinh doanh và Quản trị và nhận thấy mình học được rất nhiều kiến thức bổ ích cho công việc sau này.

Em đã gần kết thúc việc học tại RMIT, điều gì em tâm đắc nhất sau gần 3 năm qua?

RMIT, em được làm rất nhiều dự án thực tế và được hướng dẫn cách xây dựng hồ sơ năng lực của bản thân, sẵn sàng cho quá trình tìm việc sau tốt nghiệp. Ngành công nghệ là ngành có tốc độ thay đổi rất nhanh, và nếu không thường xuyên trau dồi, cập nhật kiến thức mới thì sẽ tụt hậu. Việc học tập ở RMIT giúp em phát triển kỹ năng nghiên cứu để có thể không ngừng tự học. Việc học 100% bằng tiếng Anh cũng giúp em hình thành thói quen và phản xạ giao tiếp bằng tiếng Anh. Em và các bạn sinh viên khác cũng được học hỏi về quy trình làm việc thông qua các dự án với doanh nghiệp thực tế để sẵn sàng bắt nhịp công việc khi ra trường…

Việc học tập bằng tiếng anh có thể nói là một rào cản khá lớn với các bạn học kỹ thuật, em có bí quyết gì không?

Khi mới vào trường, dù đã học và làm việc có sử dụng tiếng Anh trước đó nhưng em vẫn lựa chọn theo học một khóa tiếng Anh cho đại học ở trường. Thông qua khóa học này, em có cơ hội làm quen và luyện tập lối sử dụng tiếng Anh học thuật như logic viết, cách tóm tắt tài liệu hay thói quen tra cứu nguồn tham khảo, tranh biện, trình bày bằng tiếng Anh cũng như tăng phản xạ khi nghe nói tiếng Anh… Khóa học này giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập sau này nên em khuyến khích các bạn hãy học một khóa này dù bạn đã đủ điều kiện tiếng Anh để vào trường.

Nếu có 1 lời khuyên cho các bạn học sinh cấp 3, thì đó sẽ là gì?

Bản thân em là minh chứng cho việc chọn sai ngành học dẫn đến mất thời gian, công sức, tiền bạc khá nhiều. Do đó, lời khuyên của em là các bạn học sinh & cha mẹ hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ, hãy chọn ngành theo năng lực và đam mê của bạn học sinh chứ đừng chạy theo trào lưu. Hãy tận dụng thời gian đang ngồi trên ghế nhà trường để có thể trải nghiệm thật nhiều, để chọn được đúng ngành học phù hợp sở thích, điểm mạnh yếu của mình.

Cám ơn Hằng vì cuộc trò chuyện này.


👉 Tìm hiểu ngành Cử nhân Công nghệ Thông tin của RMIT tại ĐÂY

👇 Đọc thêm các bài viết liên quan:

Con muốn học IT, cha mẹ có thể hỗ trợ thế nào?

Nhân lực ngành Công nghệ Thông tin liệu có bão hoà?

Những chữ “T” con bạn sẽ nhận được khi theo học công nghệ thông tin tại RMIT

Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin (RMIT)

Học Thiết kế & IT: công việc ra trường có ổn định không và lương bao nhiêu?

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.