Khi nói về ngành Ngôn ngữ, cha mẹ thường liên tưởng đến việc học 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết như thi IELTS và hàng trăm từ vựng hay cấu trúc câu.
Trên thực tế, ngành Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là học ngoại ngữ như ở các trung tâm bên ngoài.
Ngoài việc được trang bị một bộ kỹ năng đa dạng bao gồm trình độ ngôn ngữ nâng cao và kỹ năng tư duy phản biện, sinh viên ngành Ngôn ngữ tại RMIT còn được trau dồi kỹ năng giao tiếp và học hỏi về văn hoá, đời sống của một số đất nước để bổ trợ cho chuyên môn của mình. Những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình còn giúp các con rèn giũa trí thông minh ngôn ngữ (LQ), trí tuệ cảm xúc (EQ) và trí tuệ văn hoá (CQ) để giao tiếp và ứng xử hiệu quả trong môi trường công việc đa quốc gia.
Nếu cha mẹ vẫn chưa hình dung được sinh viên ngành này đa năng ra sao thì hãy cùng gặp gỡ Thảo Nguyễn – cựu sinh viên khoá đầu tiên chương trình Cử nhân Ngôn ngữ tại RMIT chuyên ngành Biên phiên dịch và Ngôn ngữ Nhật.
Và nếu con có dự định theo đuổi ngành Ngôn ngữ tại RMIT mà vẫn chưa biết mình phù hợp với hướng chuyên môn nào thì mời cha mẹ bấm vào mỗi ảnh dưới đây để khám phá câu chuyện của Thảo về trải nghiệm học tập và giúp con tìm ra chuyên ngành ‘chân ái’ cho chặng đường đại học sắp tới.

“Lương duyên” của Thảo và ngành Ngôn ngữ
Bộc lộ năng khiếu ngoại ngữ từ nhỏ, nhưng Thảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ học ngành Ngôn ngữ khi vào đại học. Sau khi học xong lớp 12, Thảo đã dành ra 1 năm sau khi tốt nghiệp cấp 3 để tham gia vào dự án cộng đồng của Translation without Border. Trong quá trình làm việc, em đã được luyện tập kỹ năng dịch thuật và được trao đổi văn hoá với bạn bè đến từ khắp năm châu, rồi dần nhận ra mình thật sự yêu thích công việc này.
Từ đó, Thảo nung nấu ý định theo đuổi ngành Ngôn ngữ rồi quyết tâm quay trở lại với con đường học tập. Và năm đó, em ứng tuyển vào khoá đầu tiên của chương trình Cử nhân Ngôn ngữ tại RMIT được ra mắt vào năm 2017. Và từ đây, hành trình đại học thú vị của Thảo chính thức bắt đầu.
Theo chuyên ngành biên phiên dịch, con học được những gì?
Với chuyên ngành Biên phiên dịch, Thảo cho biết mình học được rất nhiều môn học thú vị, trong đó có môn Global languages (Ngôn ngữ toàn cầu). Với môn học này, sinh viên được tiếp cận kiến thức về việc hình thành ngôn ngữ, rồi còn được tìm hiểu về đa dạng lĩnh vực như triết học, kinh tế học, xã hội học,.. Và ở môn Translation & Technology (Biên dịch & Công nghệ), các con sẽ tìm hiểu về các phần mềm hỗ trợ dịch thuật nâng cao, giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong quá trình học và cả ngay sau khi tốt nghiệp.
“Học ngành này, em học về nhiều khía cạnh của ngôn ngữ, để rồi hiểu ra rằng để dịch cho hay mà vẫn giữ đúng nội dung câu nói thì cần hiểu rõ cả bối cảnh, cách diễn đạt,… chứ không phải dịch từng từ một sang Tiếng Việt.” – Thảo cho biết.
Nếu cha mẹ chưa biết thì RMIT còn trang bị một ‘buồng dịch song song’ hiện đại ngay trong lớp học cho các con được trải nghiệm công việc ‘dịch cabin’ ngay từ khi còn là sinh viên.
Ngoài dich trong buồng cabin, sinh viên chuyên ngành này còn có thể dịch thực địa (vào vai phiên dịch viên hỗ trợ dịch thuật cho người ngoại quốc). Và Thảo cũng vui vẻ kể về một lần đi dịch thực tế ‘vô cùng đáng nhớ’ tại Cần Giờ khi có một vài chú khỉ nhảy vào hội trường khi chương trình đang diễn ra. Tuy có chút hoảng sợ nhưng em cũng đã sớm trấn tĩnh được bản thân để hoàn thành công việc.

Con học ngôn ngữ nhật để “tư duy như người nhật”?
Còn với chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật, sinh viên sẽ được học theo một chương trình khá đặc biệt. Thay vì chỉ trau dồi vốn từ vựng hay đào sâu việc phân tích ngữ pháp, Thảo cảm nhận rằng mình đã được “học tư duy như người Nhật” khi bước vào chương trình này. Ai nói sinh viên RMIT chỉ học 100% bằng tiếng Anh là sai rồi. Vì riêng sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật phải học 100% bằng tiếng Nhật cùng giáo sư người Nhật.
Thảo còn cho biết: “Em còn được luyện tập từ những cái căn bản nhất như viết email, viết về đa dạng chủ đề như thời tiết, khí hậu,… để thầy cô kiểm tra xem cách hành văn của mình có được tự nhiên chưa hay còn gượng gạo. Và điều này giúp cho em cải thiện kỹ năng sử dụng tiếng Nhật rất nhiều!”.
Ngoài những hoạt động trong lớp, Thảo còn được tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khoá mà giảng viên tổ chức để các bạn được gặp gỡ và giao lưu cùng cộng đồng người Nhật tại Việt Nam. Ngoài ra, khi học từ lớp Nhật ngữ 5 trở lên, các con sẽ được tiếp cận và làm việc với nhiều công ty Nhật Bản thuộc đa dạng lĩnh vực. Từ đó, Thảo có thể hình dung rõ hơn các công ty Nhật sẽ thường đầu tư vào những lĩnh vực gì tại nước ta, rồi những vị trí nào trong công ty sẽ yêu cầu nhân viên phải thành tạo Nhật ngữ, và còn cả tiêu chí tuyển dụng của các công ty Nhật Bản nữa.
Từ chuyến đi này, Thảo nhận thấy các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ nói chung có thể làm việc ở gần như là đa dạng lĩnh vực. Hơn nữa, các con còn có thói quen chủ động học hỏi và tìm tòi thông tin, những kỹ năng này đã được hình thành xuyên suốt chặng đường đại học vì con được đọc và viết rất nhiều.

Vậy cơ hội nghề nghiệp ngành Ngôn ngữ có thật sự rộng mở?
Thảo tin rằng sinh viên ngành Ngôn ngữ có khả năng giao tiếp, tổng hợp thông tin rất tốt và kiến thức mà các bạn học được có thể áp dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. “Cho dù chúng ta đang làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào thì có phải chúng ta vẫn đang sử dụng ngôn ngữ vào việc giao tiếp hàng ngày hay không?”
Sau khi tốt nghiệp, dường như ”duyên phận” với RMIT vẫn còn đó nên Thảo đã bắt đầu công việc ở vị trí Peer Assistant Learning Officer – Nhân viên hỗ trợ học tập . Đây là một vị trí thuộc bộ phận Student Academic Success, nơi các con có thể đến để được hỗ trợ giái đáp các vấn đề học tập.
Vốn là một sinh viên ngành Ngôn ngữ, hơn ai hết, Thảo hiểu rõ được sự khác biệt về văn hoá và sự khác nhau trong cách tiếp nhận thông tin của mỗi con người: “Có người sẽ ghi nhớ tốt hơn thông tin ở dạng chữ viết, còn có người thì lại nhớ lâu hơn những thông tin ở dạng hình ảnh…” – em chia sẻ. Nắm bắt được điều này, Thảo đã có thể phát triển những kế hoạch học tập phù hợp và giúp các bạn sinh viên tiếp thu hiệu quả hơn.
Hiện tại, Thảo đã gác lại công việc của mình tại RMIT và bắt đầu một hành trình mới với hy vọng có thể xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn dựa trên việc trao đổi kiến thức và văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Dự án lần này xoay quoanh ba yếu tố ‘learning – volunteering – environment’ (học hỏi – tình nguyện – môi trường) vì Thảo sẽ kết nối các bạn học sinh ở Việt Nam với một trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Thái Lan để cả đôi bên đều có thể học hỏi lẫn nhau và cùng nhau phát triển.
Thế nên, sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ các con cũng sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp cho mình.
