Em Ngô Mỹ Quỳnh hiện đang là sinh viên năm 3 chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin tại Đại học RMIT Việt Nam, và dự kiến sẽ hoàn thành việc học vào năm 2023. Quỳnh là một trong những gương mặt nữ hiếm hoi của Khoa Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật tại RMIT. Tuy chưa tốt nghiệp, Mỹ Quỳnh đã được nhận vào vị trí Kỹ sư Dữ liệu (Data Engineer) chính thức ở một công ty giải pháp dữ liệu của Singapore.
Trong bài viết này, Mỹ Quỳnh sẽ chia sẻ về quá trình bén duyên với ngành Công nghệ Thông tin, cụ thể là nghề kỹ sư dữ liệu, và bí kíp gia tăng lợi thế cạnh tranh của ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng. Mời cha mẹ bấm vào từng hình để đọc phần Hỏi-Đáp giữa RMIT và bạn Mỹ Quỳnh.
RMIT là đại học xếp hạng #11 tại Úc về chất lượng, và #116 toàn cầu về giảng dạy nhóm ngành Kỹ thuật & Công nghệ (theo QS Ranking).
Hỏi: Quỳnh có thể chia sẻ thêm về tính chất công việc của một người kỹ sư dữ liệu hay không?
Đáp: Quỳnh hiện đang là nhân viên chính thức tại một công ty công nghệ của Singapore, ở vị trí Data Engineer (kỹ sư dữ liệu).
Nói về công việc data engineering (kỹ sư dữ liệu), đây là vị trí/ bộ phận phụ trách xây dựng hệ thống dữ liệu, làm sao để dữ liệu vận hành một cách hiệu quả, theo đúng nhu cầu của khách hàng.
Đáp: Em công nhận rằng chỉ một số ít các bạn sinh viên theo ngành Công nghệ Thông tin là nữ. Tuy nhiên, trong học tập và công việc, cả nam và nữ đều nhận sự đối xử bình đẳng như nhau. Năng lực và sự cống hiến của mọi người đều được trân trọng. Cá nhân Quỳnh thấy mình không gặp trở ngại nào trong học tập hay công việc.
Đáp: Trước khi được nhận làm nhân viên chính thức, em đã có 6 tháng thực tập tại công ty. Em bắt đầu đi thực tập vào hồi năm 2. Tính đến nay, Quỳnh đã làm tại công ty hơn 1 năm.
Em bén duyên với công việc hiện tại nhờ vào thói quen “viết linh tinh” trên Linkedin để chia sẻ kiến thức về data và công nghệ thông tin với mọi người. Chính sở thích này đã giúp em ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Đáp: Trước khi được nhận vào chính thức ở công ty này, em từng rớt từ vòng “gửi xe” khoảng 5-6 lần ở những công ty khác.
Lúc đó em buồn lắm, nên em quyết định tìm đến phòng Tham vấn Nghề nghiệp của trường để được chỉ bảo thêm. Em được thầy Eric Asato (Cố vấn Hướng nghiệp) cho sinh viên của trường chia sẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi tìm việc làm.
Lúc đó, em mới ý thức được cách xây dựng “profile” đẹp và ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng, và cách sử dụng Linkedin hiệu quả để mở rộng mạng lưới nghề nghiệp của mình.
Nhờ vào sự hướng dẫn và cố vấn của phòng Tham vấn Nghề nghiệp cho sinh viên của RMIT (và sự chịu khó tìm tòi và viết bài chia sẻ kiến thức trên linkedin của mình), mà em may mắn “chốt đơn” được kỳ thực tập và sau đó là vị trí chính thức ở công ty công nghệ.
Đáp: 100% là có ạ. Ngành CNTT dạy em rất nhiều kiến thức hữu ích.Và em cũng đặc biệt cám ơn các thầy cô, đặc biệt là cô Võ Ngọc Yến Nhi (cựu giảng viên chuyên ngành CNTT và Khoa học Dữ liệu thực tiễn tại RMIT Nam Sài Gòn, hiện đang công tác tại RMIT Melbourne). Cô đã truyền rất nhiều cảm hứng học tập và khơi gợi niềm đam mê với dữ liệu trong Quỳnh. Thật sự cám ơn cô!
Đáp: Thật khó để đưa ra lời khuyên chính xác vì cũng còn tuỳ theo định hướng và đam mê của mỗi bạn.
Nói đến Công nghệ Thông tin, nhiều người lầm tưởng học ngành này ra chỉ để đi cài Window dạo *cười*. Tuy nhiên, ngành CNTT lại mở ra cho chúng ta rất nhiều triển vọng nghề nghiệp, chia thành nhiều mảng. Riêng trong mảng Dữ liệu, các bạn có thể chọn làm phân tích dữ liệu (data analyst), khoa học dữ liệu (data scientist), hoặc kỹ sư dữ liệu (data engineer – giống như em).
Do đó, em chỉ khuyên các bạn học sinh cấp 3 rằng hãy học hỏi nhiều nhất có thể, và chăm chỉ nhất có thể.
Đọc thêm các bài viết liên quan:
Phân biệt ngành Công nghệ Thông tin và Kỹ sư Phần mềm
Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin (RMIT)
Những chữ “T” con bạn sẽ nhận được khi theo học công nghệ thông tin tại RMIT
Tìm hiểu ngành Cử nhân Công nghệ Thông tin tại RMIT