Bắt đầu từ vị trí trợ lý phụ việc tại thương hiệu thời trang đình đám CONG TRI – thương hiệu thời trang được nhiều ngôi sao quốc tế như Adele, Katy Perry, Rosé nhóm BlackPink… tin tưởng lựa chọn – chỉ trong vòng 6 tháng, nhờ những kiến thức và kỹ năng học được từ những năm tháng theo học ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang tại RMIT, cùng với tinh thần nhẫn nại, kiên trì, Herah Dương đã nhanh chóng thăng tiến và hiện đang nắm giữ vị trí Quản lý quan hệ quốc tế của thương hiệu này.

Một số thông tin về Herah Dương:

📍Cựu sinh viên ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang, ĐH RMIT

📍Quản lý quan hệ quốc tế, CONG TRI

📍Quản lý dự án show CONG TRI tại New York Fashion Week


VÌ SAO EM CHỌN THEO HỌC NGÀNH THỜI TRANG?

Cái đẹp nói chung, thời trang nói riêng, tất cả những thứ liên quan đến làm đẹp đã và luôn là một trong những niềm hứng thú của em. Từ bé em luôn cố gắng để trông thật ‘khác biệt’ với mọi người, dần dà em nhận ra em có thể xua tan sự mệt mỏi bằng cách ‘làm đẹp’, đến khi trưởng thành, em lại vô cùng tận hưởng cảm giác ‘biến hình’ cho mọi người xung quanh em. Năng lượng tích cực và hạnh phúc mà Thời Trang mang đến là thứ chưa bao giờ thay đổi trong em.

BA MẸ CÓ ĐỒNG Ý VỚI LỰA CHỌN THEO HỌC VÀ LÀM VIỆC TRONG NGÀNH THỜI TRANG CỦA EM KHÔNG?

Mọi người vẫn luôn gọi tên cho những hoạt động khác biệt với đám đông và thu hút sự chú ý của người khác là ‘năng khiếu’ hoặc ‘cá biệt’. Thời trang luôn là thứ lạ lẫm với các bậc phụ huynh, một đề tài khó để có thể thuyết phục họ tin vào một tương lai tươi sáng khi thông thường thứ họ nhìn thấy chỉ là các loại trang phục với màu sắc và giá cả khác nhau.

Em may mắn khi cả cha và mẹ luôn cho phép em ‘tự do trong khuôn khổ’ và ủng hộ mọi mong muốn cũng như quyết định mà em đưa ra. Dù vậy, những ngày đầu tiên vẫn thật khó khi đạt được một mong muốn mà ở đó, cả hai phía đều thật sự hạnh phúc. Nhưng em tin rằng, nếu đủ niềm tin và kiên định, mình sẽ thuyết phục được những người luôn mong ‘điều tốt đẹp nhất’ cho mình, tin mình, tin vào lựa chọn của mình.

TẠI SAO EM CHỌN THEO HỌC NGÀNH THỜI TRANG TẠI RMIT?

Ban đầu Úc là đất nước mà cha mẹ em định hướng cho con đường học vấn của em. Và RMIT lại trở thành một lựa chọn tốt hơn khi em có thể học tại một môi trường quốc tế mà vẫn được ở gần gia đình, và có thể tham gia khoá học trao đổi tại Úc nếu muốn. Nói thật thì ban đầu lựa chọn ngành thời trang, em có chút ‘liều lĩnh’. Khi đó thời trang vẫn là một ngành vô cùng mới mẻ tại RMIT và chưa có một hình tượng nào điển hình để em có thể dùng để ‘kể’ với những người xung quanh em.

EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ KHI THEO HỌC NGÀNH THỜI TRANG Ở RMIT?

Ngành thời trang tại RMIT cho em lượng kiến thức lớn hơn em mong đợi. Gọi tắt là Thời trang, dài thì là Quản trị và Kinh doanh Thời trang. ‘Thực tế’ là điều mà em cực kì yêu thích tại RMIT không chỉ riêng ngành Thời trang mà còn tất cả những ngành khác. Ở đó, với em, nó là ‘From A to Z about Fashion’ (Ngành Thời trang từ A-Z), em có thể trả lời những câu hỏi liên quan đến việc làm cách nào

để sản xuất và bán một sản phẩm thời trang với giá vốn là 100k và giá bán là 1- 10 triệu đồng hoặc hơn. Em học được cách rút kinh nghiệm, tìm ra phương án giải quyết cũng như trải nghiệm và đáp án khác nhau cho từng chủ đề được học.

Sự va chạm khi làm việc nhóm giúp em biết học cách kiên nhẫn, đôi lúc là thoả hiệp, nhưng nhiều hơn là sự tôn trọng đối với nhiều màu sắc và tính cách khác nhau, từ đó em biết cách để có thể làm việc trong môi trường tập thể một cách hiệu quả và cùng tiến.

Đây là những trải nghiệm tưởng chừng bình thường nhưng khi thật sự bước vào một môi trường làm việc thực tế, thì tất cả những yếu tố này chính là điểm mạnh của em.

THEO HỌC NGÀNH THỜI TRANG Ở RMIT ĐÃ GIÚP EM THÀNH CÔNG TRONG SỰ NGHIỆP RA SAO?

Khoảng thời gian đi làm tại thương hiệu Công Trí, điều mà em vô cùng tâm đắc và tự hào khi chia sẻ cùng mọi người chính là tốc độ ‘nhảy việc’ của em. Từ một trợ lý phụ việc trở thành một trợ lý chính, từ một thành viên nhỏ trong dự án trở thành một quản lý dự án, sau đó là một quan hệ quốc tế chuyên nghiệp và sau cùng là quản lý thương hiệu.

Project lớn nhất và không bao giờ quên của em là làm project manager của show CONG TRI tại New York Fashion Week, bạn biết đó, show diễn lần đầu tại NYFW, em tham gia với vai trò senior assistant của NTK, 6 tháng sau, em tham gia với vai trò là Project Manager và International Relations Manager, em hạnh phúc và tự hào lắm, bởi được là một người Việt và có cơ hội chứng kiến quá trình thương hiệu Việt được ghi danh và yêu thích trên bản đồ thời trang thế giới. 

NẾU CÓ MỘT LỜI NHẮN GỬI TỚI CÁC EM HỌC SINH, SINH VIÊN THÌ ĐÓ SẼ LÀ GÌ?

“Bạn biết đó, may mắn chỉ là gọi tắt cho việc bạn đủ năng lực nắm bắt và thực hiện kịp thời khi cơ hội đến. Hãy tự tạo phép màu cho bản thân! Mỗi chúng ta chính là một thương hiệu cá nhân khi bước vào một môi trường mới, để quảng bá một thương hiệu hay bán một sản phẩm, điều đầu tiên ta nhắc đến, không phải là giá tiền, mà là tính chất và điểm nổi bật của sản phẩm/thương hiệu. Ban đầu các bạn hãy nhượng bộ và chứng minh năng lực ‘Điều gì cũng làm được’ của em. Câu nói có vẻ không sợ trời không sợ đất ấy thực chất chính là nói ngắn gọn của câu: ’Có thể tôi chưa biết nhưng tôi có thể học’. Đừng bao giờ trả lời ‘Không’ hoặc ‘Tôi không thể’ không chỉ với bản thân mà còn là khách hàng, là đồng nghiệp, là sếp, là bạn bè, là gia đình…

Ở ngoài kia có rất rất nhiều người giỏi và tài năng hơn bạn, nhưng hãy nhớ rằng chỉ có nhẫn nại, kiên trì mới là yếu tố quyết định tốc độ và mức độ thành công của chúng ta. Hy vọng những chia sẻ của chị có thể giúp ích cho các bạn đang phân vân và lạc lối giữa nhiều lựa chọn.”


👇 Đọc thêm các bài viết liên quan:

Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang (RMIT)

RMIT có thể giúp con bạn chinh phục ngành thời trang như thế nào?

Ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang ra mắt tại cơ sở HÀ NỘI

Tìm hiểu ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang tại RMIT ở đây

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.