Có thể với các bậc cha mẹ, thương hiệu “Meomeotalks” còn khá mới lạ, nhưng với cộng đồng các bạn trẻ theo đuổi nhóm ngành sáng tạo như Truyền thông – Quảng cáo thì đây lại là kênh podcast, vlog, blog vô cùng được yêu thích.
Trên các kênh truyền thông xã hội của mình, Hà Thiên Kim đã thực hiện nhiều cuộc trò chuyện với các khách mời về công việc chuyên môn của họ, với mong muốn chia sẻ những góc nhìn thực tế và đa dạng về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông sáng tạo tại Việt Nam mà Kim đang theo đuổi.
Hiện đang là Associate Director (Phó Giám đốc sáng tạo) tại Biz-eyes PR & Communications Agency, một vị trí then chốt trong công ty, Kim và đồng nghiệp đã thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo cho nhiều thương hiệu nổi tiếng như Omo hay Lifebuoy… trong đó, có những chiến dịch đạt được những giải thưởng danh giá trong ngành Truyền thông – Quảng cáo.
Một số thông tin về Hà Thiên Kim:
Thạc sĩ Truyền thông Thiết kế (RMIT Melbourne, Úc)
Thực ra trước khi đến với RMIT, em từng học ngành Quan hệ Quốc tế tại một trường đại học công lập trong nước. Tuy nhiên, sau khi học khoảng 1 năm, em nhận thấy ngành học này không thực sự phù hợp với mình. Bản thân em lúc đó có niềm đam mê nhất định với việc thiết kế, thậm chí tự học, từ mày mò các phần mềm như Photoshop trong thời gian rảnh. Khi tham gia hoạt động của CLB, em cũng đảm đương các nhiệm vụ liên quan đến thiết kế ấn phẩm. Nhờ những trải nghiệm đó mà em nhận ra mình yêu thích các công việc liên quan đến sáng tạo.
Trước khi đưa ra quyết định chuyển trường, em đã tìm hiểu rất kỹ và được biết chương trình học của RMIT có sự cân bằng hoàn hảo giữa lý thuyết và thực hành. Bên cạnh những lý thuyết, nguyên lý về bố cục, màu sắc, đồ họa, v.v., chương trình còn có rất nhiều học phần để sinh viên thực hành để sinh viên rèn luyện kĩ năng, luyện tập dùng phần mềm để làm ra những thước phim ngắn, dựng hình 3D, v.v. Một lý do khác thúc đẩy em chọn RMIT đó là chương trình tại đây học thẳng vào chuyên ngành ngay từ học kì đầu tiên, do đó sinh viên không phải học các môn đại cương như những trường đại học khác. Với em, đây là một điểm cộng rất lớn, giúp em rút ngắn thời gian học tập và tập trung toàn bộ tâm trí vào việc học chuyên ngành.
Các thầy cô tại RMIT rất sẵn sàng và nhiệt tình thảo luận với sinh viên. Tuy nhiên, họ sẽ không đưa ra bất kỳ quy chuẩn hay ràng buộc nào để sinh viên phải tuân theo. Sinh viên được khuyến khích tự do phát biểu, thậm chí phản biện lại luận điểm của thầy cô. Nhìn chung, em cảm thấy phương pháp giảng dạy tại RMIT giúp sinh viên độc lập, tự chủ hơn trong suy nghĩ, buộc các bạn phải luôn tỉnh táo, dựa vào phân tích, tư duy của mình để tự đưa ra kết luận thay vì phụ thuộc vào sách vở hay thầy cô.
Em có rất nhiều kỷ niệm với RMIT. Tuy nhiên, đáng nhớ nhất chẳng hẳn là khi học môn 3D Modeling. Vì máy tính cá nhân có cấu hình không đủ mạnh nên rất nhiều bạn sinh viên như em đã lên thư viện trường và ở lại đó qua đêm để dùng máy trường dựng và trích xuất sản phẩm. Khi đó, sinh viên tụi em rất đoàn kết, đứa này canh máy cho đứa kia đi ngủ, hay rủ nhau đi mua mì gói ăn chống đói. Đó là những kỷ niệm mà có lẽ em sẽ mãi mãi không bao giờ quên.
Ở mỗi bậc học tại RMIT, em lại rút ra được những tài sản vô giá đó là tri thức và kỹ năng. Nếu như chương trình đại học tại RMIT Việt Nam trang bị cho em kiến thức nền tảng và khả năng thực thi chiến dịch rất tốt, thì học thạc sĩ tại RMIT Melbourne (Úc) cung cấp cho em kiến thức chuyên sâu về cái why – tức cốt rễ của mọi vấn đề. Chính những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được từ cả 2 bậc học đã cho em sự tự tin đảm đương những vị trí đòi hỏi tư duy chiến lược ở cấp bậc cao hơn như quản lý, giúp em dẫn dắt đội nhóm của mình tại Biz-eyes PR & Communications Agency đại diện cho các thương hiệu lớn như Omo, Lifebouy… chinh phục khá nhiều giải thưởng uy tín trong ngành Truyền thông.
Nhiều người thích trải nghiệm một môi trường khác biệt cho bậc học thạc sĩ. Còn em, em không hề đắn đo lựa chọn tin tưởng và gắn bó với RMIT một lần nữa bởi trải nghiệm học cử nhân trên cả tuyệt vời của em tại RMIT Việt Nam. Em tin rằng, sự quen thuộc với hệ thống, cấu trúc môn học tại RMIT cùng sự mới mẻ mà thành phố Melbourne mang lại sẽ là một sự chuyển tiếp vừa mới lạ, tràn đầy thử thách, lại vừa mang theo sự thân thuộc nhất định, giúp em không bị bỡ ngỡ khi làm quen môi trường mới.
Bên cạnh đó, là một người làm thiết kế, em rất quan tâm việc một thành phố liệu có phong cách, văn hóa và tinh thần phù hợp với bản thân mình hay không. Và trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về Melbourne, em nhận thấy Melbourne có những nét kiến trúc vô cùng đặc trưng và vô số bảo tàng, triển lãm và sự kiện nghệ thuật mang tính truyền cảm hứng nghệ thuật rất cao. RMIT Melbourne cũng sở hữu rất nhiều tòa nhà được đánh giá là điểm nhấn kiến trúc của Melbourne. Có thể nói, đây là thành phố mang đậm hơi thở nghệ thuật và là thiên đường cho những người làm về nghệ thuật – sáng tạo như em.
Lời khuyên đầu tiên có lẽ là, các bạn đừng đưa ra những lựa chọn giống người khác chỉ vì thấy họ thành công với lựa chọn của họ. Em chính là một ví dụ điển hình, chọn Quan hệ Quốc tế vì thấy nhiều bạn bè, tiền bối thành công với nghề này nhưng khi học rồi em mới nhận thấy bản thân không hề phù hợp.
Ngoài ra, tham khảo ý kiến từ những người xung quanh là chuyện đương nhiên, nhưng đôi khi con đường các bạn chọn mới mẻ quá, thì rất có thể sẽ không nhận được sự ủng hộ của mọi người. Vì vậy, các bạn đừng quá lệ thuộc vào ý kiến của người khác, mà hãy tự mình trải nghiệm thì mới chắc chắn được đâu là lựa chọn phù hợp với mình. Các bạn mới học cấp 3, tức thời gian thử nghiệm vẫn còn rất nhiều, dù có thử sai thì vẫn còn thời gian để sửa chữa. Thế nên hãy chủ động trải nghiệm càng nhiều càng tốt, đừng bị động với những quyết định sống còn liên quan đến tương lai của mình.
Bố mẹ thường dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước để đưa ra lời khuyên mà họ cho rằng tốt nhất cho tương lai của con cái. Điều này không hề sai, nhưng em nghĩ các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng xã hội ngày nay thay đổi rất nhanh, không phải lúc nào kinh nghiệm trong quá khứ cũng có thể áp dụng được cho hiện tại.
Vì vậy, thay vì chỉ điểm cho con, em hy vọng các bậc cha mẹ sẽ lắng nghe, ủng hộ lựa chọn của con. Nếu bố mẹ thường xuyên quan tâm, trò chuyện cùng con và tạo cho con một nền tảng vững chắc về tính cách lẫn tư duy thì hãy tin tưởng rằng đó mới là hành trang quan trọng giúp con thành công trong tương lai, bất kể con lựa chọn học ngành gì.