Sinh ra tại Melbourne, Úc và đã tốt nghiệp Thạc sĩ tại chính RMIT Úc, cô Michal Teague, giảng viên khoa Truyền thông và Thiết kế của RMIT cơ sở Hà Nội đã quyết định chọn môi trường này để tiếp tục hành trình theo đuổi đam mê thiết kế của mình. Từ vẽ và thiết kế hình mẫu trong thiết kế, “từ vựng của hình ảnh”, định hướng nghệ thuật tới lịch sử và nguyên lý thiết kế, tất cả đã mở ra một chân trời ngập tràn cảm hứng sáng tạo cho các sinh viên.
1. Tại sao cô lại chọn RMIT làm điểm đến cho mình?
Tôi đã giảng dạy tại đây được 18 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ tại RMIT Úc, tôi đã tiếp xúc với nhiều tổ chức ở nhiều quốc gia và quyết định “đầu quân” về đây bởi tôi hiểu và trân trọng sức mạnh của RMIT trong ngành công nghiệp sáng tạo. Tôi muốn được trở thành một phần của cộng đồng này.
2. Cô hãy chọn 3 từ để mô tả về RMIT?
Hợp tác, Năng động, Kết nối
3. Cô đã từng giảng dạy ở các trường đại học khác chưa? Nếu có, cô có thể cho biết sự khác biệt giữa sinh viên RMIT và sinh viên các trường đại học khác?
So với các sinh viên đại học khác, sinh viên RMIT tích cực tham gia và gắn bó hơn với các hoạt động cộng đồng, vấn đề toàn cầu và cả công việc việc kinh doanh.
4. Theo cô, điểm khác biệt lớn nhất mà RMIT có thể mang lại cho sinh viên là gì?
RMIT đem đến các cơ hội phong phú cho sinh viên, giúp các con phát triển bản thân một cách toàn diện. Nổi bật có thể kể đến chương trình Activator, các dịch vụ dành cho sinh viên như Student Academic Success (học tập), Wellbeing (tâm sinh lý), các khoá thực tập, các chương trình trao đổi toàn cầu, các câu lạc bộ sinh viên, thể dục thể thao văn hóa và vô số hoạt động khác. Điều này giúp sinh viên của chúng tôi sau khi tốt nghiệp có được những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm được săn đón, và vì vậy, dễ toả sáng hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
5. Có điều gì đặc biệt trong phương pháp giảng dạy mà cô muốn chia sẻ không?
Phương pháp giảng dạy của tôi rất linh hoạt. Mỗi nhóm, mỗi lớp học và sinh viên có những ưu tiên, nhu cầu và kinh nghiệm khác nhau, vì vậy tôi cần phải quan sát và điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của từng người trong khi vẫn giữ vững được cấu trúc chung của môn học. Tôi cân bằng giữa việc trau dồi kiến thức và xây dựng khung lý thuyết với việc cho phép các con khám phá tối đa bản thân và phát triển trong lĩnh vực của mình với tinh thần của những người học tập suốt đời.
Tôi dựa trên thực hành thực tế, tích hợp kinh nghiệm trong ngành của mình và thảo luận với các học viên một cách sáng tạo để hỗ trợ các khóa học tôi cung cấp. Tôi khuyến khích việc chấp nhận rủi ro để đưa ra những ý tưởng mới, hoan nghênh sai lầm, thử nghiệm và những kết nối bất ngờ để cùng tạo ra các giải pháp thiết kế sáng tạo.
6. Trải nghiệm đáng nhớ nhất của cô kể từ khi cô làm việc tại RMIT là gì?
Lễ khai mạc Liên hoan Truyền thông và Thiết kế Việt Nam 2019 là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi. Tôi thực sự trân trọng quá trình làm việc trong một nhóm tận tâm, dẫn dắt bởi Giáo sư Julia Gaimster – Trưởng khoa Truyền thông & Thiết kế, các đối tác của sự kiện và các bên liên quan trong cộng đồng. Thật tuyệt vời khi chứng kiến Hà Nội giành được cơ hội trở thành Thành phố Thiết kế Sáng tạo của UNESCO. Liên hoan này cũng giúp phát triển nhiều mối quan hệ trong ngành công nghiệp sáng tạo, mang đến cơ hội cho sinh viên phát triển kỹ năng, kinh nghiệm và đóng góp cho cộng đồng tại Việt Nam. Năm nay, sự kiện này lại được tiếp tục tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, chi tiết chương trình có thể xem tại: https://bit.ly/LienhoanSangTaoThietKe2020
7. Điều cô thích/ghét nhất ở RMIT?
Tôi đặc biệt đánh giá cao RMIT về mặt chú trọng tạo dựng các kết nối có ý nghĩa trong ngành nói riêng và cả cộng đồng nói chung. Bằng cách này, các nghiên cứu và dự án được tạo ra bởi giảng viên, nhân viên và sinh viên của trường đại học sẽ thực sự phù hợp với cuộc sống thực tế và có khả năng tạo nên những tác động tích cực.
8. Cô có hoạt động nào khác nhằm giúp có thêm kiến thức và kinh nghiệm, từ đó tạo ra trải nghiệm giảng dạy/học tập tốt hơn tại RMIT không?
Không ngừng học tập. Tôi sử dụng học trực tuyến thường xuyên để tiếp tục trau dồi chuyên môn của mình. Hiện tại tôi đang tham gia một khóa học trực tuyến về Thiết kế Vì sự Bền vững Xã hội.
9. Cô thường làm gì để cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Tôi luôn cố gắng trải nghiệm điều gì đó mới mỗi tuần, cho dù đó là thử các món ăn khác nhau, đến thăm một địa điểm mới, đi dạo để chụp ảnh đường phố, tham gia lớp học thủ công hay tham gia một buổi nói chuyện. Điều đó giúp tôi luôn tươi mới, sáng tạo và cởi mở với các khả năng.
10. Nếu cô chỉ có thể đưa ra MỘT lời khuyên cho các tân sinh viên RMIT, đó sẽ là gì?
Sự nhút nhát, bối rối hoặc cầu toàn là điều có thể hiểu được nhưng hãy tránh để những cảm xúc đó hạn chế bản thân – hãy lên tiếng, chấp nhận rủi ro và thử nghiệm một cách khôn ngoan – đó là cách chúng ta trưởng thành và cho mình không gian tỏa sáng.
Xin cảm ơn cô vì những chia sẻ này!