”Việt Nam là một đất nước thú vị và có rất nhiều cơ hội để tôi phát triển và cống hiến”. Đó là chia sẻ của Thạc sĩ Corinna Erken – Giảng viên ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang tại RMIT, người đã bén duyên với RMIT Việt Nam sau 20 năm giảng dạy tại các trường đại học khu vực Trung Đông và châu Âu.
Với những trải nghiệm từ các quốc gia khác nhau, cô Corinna tiết lộ rằng bản thân mình đã có những tiêu chuẩn cho một trường học “chuẩn” trong ngành Thời trang, và chính các bạn sinh viên đã tạo nên điểm đặc biệt riêng cho RMIT. Bên cạnh những giờ học trên lớp, cô Corinna thường xuyên trao đổi, tổ chức workshop, và trò chuyện những kiến thức về ngành thời trang, lĩnh vực thêu, cũng như định hướng ngành nghề, giúp các bạn sinh viên hiểu rõ thêm hơn về ngành học mình đang theo đuổi. Cô cũng là một người thích học, thích đọc, và không ngừng tìm kiếm kiến thức mới để kết nối với sinh viên với nhiều nguồn học liệu khác nhau.
Một số thông tin về Thạc sĩ Corrinna Erken:
Giảng viên, ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang
3 từ để miêu tả RMIT của cô?
Chắc chắn phải là đa dạng, sáng tạo và có tính tổ chức cao.
Theo cô, đâu là điểm khác biệt lớn nhất của ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang tại RMIT?
Hiện nay, nhiều chương trình cử nhân thời trang chỉ chú trọng vào việc giảng dạy mảng thiết kế. Dù cho điều này nghe có vẻ rất thú vị và hấp dẫn đối với các bạn học sinh, song điều đó chỉ chạm đến một khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực thời trang rộng lớn. Điểm đặc trưng nhất của chương trình giảng dạy tại RMIT chính là tập trung vào các kiến thức chuyên sâu về kinh doanh thời trang, bao gồm cách quản trị và khởi nghiệp một doanh nghiệp thời trang như thế nào. Tại RMIT, các em sẽ được học góc nhìn tổng quan về ngành, không chỉ riêng về mảng thiết kế mà còn nhiều lĩnh vực khác trong ngành chẳng hạn như buôn bán & bán lẻ, sản xuất, tìm nguồn cung ứng & đảm bảo chất lượng hay thiết kế sản phẩm. Sau 3 năm học, các em có thể đánh giá năng lực bản thân, sở thích, và quyết định tập trung chuyên sâu vào mảng nào trong ngành thời trang.
Sau một thời gian giảng dạy tại RMIT, cô thấy sinh viên ở đây có nét gì nổi bật?
Tôi đã giảng dạy tại Viện Thời trang Esmod (Pháp) cũng như Viện Thiết kế & Đổi mới Dubai. Điểm chung giữa sinh viên của các trường đó với sinh viên RMIT là đều mang trong mình một tình yêu mãnh liệt dành cho lĩnh vực thời trang. Tuy nhiên, đối với tôi, sinh viên RMIT vẫn có những chất rất riêng, nổi bật: Năng động, ham học hỏi và không ngừng tiếp cận kiến thức mới từ những buổi thảo luận nhóm, nguồn tài liệu trên thư viện, hay các trang thông tin, tạp chí thời trang. Mỗi ngày đến lớp, tôi đều được học thêm những kiến thức mới được chia sẻ từ chính sinh viên của mình.
Điều gì tại RMIT khiến cô thích nhất?
Tôi thích sự tương tác hàng ngày với sinh viên. Trên lớp hay ngoài giờ học, các em luôn chủ động liên hệ giảng viên và đưa ra những câu hỏi cần được giải đáp cũng như cập nhật tất cả những tin tức mới, xu hướng mới nhất về ngành thời trang. Kể từ khi vào RMIT, tôi mong mình có 48 giờ trong ngày hơn là 24 giờ để có thể nói chuyện với các bạn sinh viên.
Cô thường làm gì để cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Tôi có niềm đam mê với thêu và thường chia sẻ với Câu lạc bộ Thời trang RMIT về những món đồ thủ công và những kiến thức về thêu, cũng như chia sẻ câu chuyện xoay quanh sở thích của mình. Bên cạnh giờ học trên lớp, tôi còn tổ chức các buổi workshop chia sẻ về thêu và ngành thời trang với các em sinh viên đang học ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang, các em sinh viên có niềm yêu thích với lĩnh vực này, và có sở thích thêu hoặc nghệ thuật. Đó vừa là cách tôi truyền cảm hứng cho sinh viên, vừa là cách bản thân thư giãn sau mỗi giờ làm việc.
Cô có lời nhắn nhủ gửi tới các quý cha mẹ đang đồng hành cùng con trên chặng đường lựa chọn ngành học tương lai?
Tôi mong các quý cha mẹ hãy tạo cơ hội cho các em được khám phá nhiều nhất có thể, và cởi mở, lắng nghe, kiên nhẫn và tôn trọng với những quyết định, lựa chọn mà các con đưa ra. Hãy vui mừng, động viên và nói những lời chúc đến thành công của các con trên mỗi chặng đường, không cần đó phải là bài kiểm tra đạt điểm cao hay giải thưởng xuất sắc trong một cuộc thi. Quan trọng, hãy luôn sát cánh cùng con trên mọi hành trình, thành công, và thất bại, vì con sẽ luôn cần cha mẹ ở bên cạnh.
Vậy đối với các em học sinh đang đứng trước những quyết định lựa chọn ngành học, cô có lời khuyên gì?
Khi các em đã cân nhắc kỹ và quyết định sẽ học ngành gì, đừng băn khoăn về việc liệu rằng trong tương lai mình có thể theo đuổi được ngành đó hay không, hay nên chuyển sang một lĩnh vực khác, một lựa chọn “an toàn” hơn.
Ngày nay, thị trường và các ngành nghề đều đang phát triển không ngừng. Các em sẽ không thể biết mình thích gì cho đến khi bạn dám lựa chọn và dám dấn thân vào thử nó. Bản thân cô cũng đã thay đổi nghề nghiệp của mình nhiều lần trong đời. Vì vậy, hãy dũng cảm và quyết đoán với lựa chọn và đam mê của bản thân mình.
👇 Đọc thêm các bài viết liên quan
Ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang ra mắt tại cơ sở HÀ NỘI
Học Thời trang tại RMIT có gì?
Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang (RMIT)
👉 Tìm hiểu ngành Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp Thời trang tại Đại học RMIT