Khi nói đến giảng viên đại học, ấn tượng đầu tiên hiện lên trong tâm trí chúng ta là những vị giáo sư nghiêm khắc đạo mạo mà sinh viên chỉ được tiếp xúc ở giảng đường. Nhưng giảng viên ở RMIT thì khác. Ngoài việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành, giảng viên RMIT luôn khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi với mình ngay tại lớp, qua email, hoặc hẹn gặp trực tiếp để thảo luận nếu cần thiết. Các giảng viên thường cố gắng trả lời câu hỏi trong vòng tối đa 24 tiếng, sẽ tra cứu thêm nếu câu trả lời nằm ngoài phạm vi bài học, cũng như không bỏ qua hay chê cười bất cứ câu hỏi nào của sinh viên. Vì lẽ đó, giảng viên RMIT trở nên gần gũi, thân thiện với các em sinh viên hơn, giúp các em yên tâm rằng các em không phải “bơi” một mình mà sẽ luôn tìm thấy sự giúp đỡ nếu các em lên tiếng hỏi. 

Giảng viên của đại học RMIT, ngoài các bằng cấp và học vị cao, còn là những người làm việc lâu năm trong những công ty, tập đoàn lớn ở các vị trí quan trọng. Chính vì vậy, ngoài kiến thức chuyên ngành, các thầy cô còn có thể truyền dạy cho sinh viên kinh nghiệm thực tế của mình, cho các em lời khuyên trong những trường hợp cụ thể nếu được xin ý kiến. Ở vai trò này, giảng viên không chỉ là người giảng dạy những kiến thức trên trang sách, mà là những người đi trước dùng kinh nghiệm, câu chuyện của chính mình hướng dẫn cho người đi sau. 

Giảng viên RMIT, đối với sinh viên không chỉ là những người truyền dạy kiến thức, họ còn là những kho tư liệu sinh động sẵn sàng giải đáp thắc mắc, là những tiền bối giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghề nghiệp, là những người bạn lớn song hành cùng các em sinh viên trên con đường đại học mới mẻ và đầy thử thách phía trước.

Đọc thêm những bài viết dưới đây để nghe câu chuyện của những giảng viên RMIT:

  1. Cô Linda Nguyễn – Giảng viên ngành Truyền thông Chuyên nghiệp
  2. Cô Lê Thái Hà – Giảng viên Kinh tế

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.