tài chính cá nhân

Tiền bạc là thứ đồng hành cũng mỗi người chúng ta mỗi ngày trong suốt cả đời. Tuy vậy phải thẳng thắn thừa nhận, giữa cha mẹ và con cái ít khi có một cuộc chia sẻ thảo luận nghiêm túc về tiền bạc, nếu có có thể chia là những lời mắng như ‘con không biết tiết kiệm’. Là những người đi trước và có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tiền bạc, đây là một chủ đề cha mẹ có thể chia sẻ với con trước khi con bắt đầu bước chân vào những năm tháng đại học đầu tiên. Dưới đây là những điều đơn giản về tiền bạc cha mẹ có thể bắt đầu chia sẻ cùng con.

🧮 Trước khi học làm giàu, hãy học cách ghi chép chi tiêu của mình

Một trong những cách để con quản lý tài chính cá nhân tốt hơn đó là phải có thói quen ghi chép lại chi tiêu của mình hàng ngày, tuần, tháng. Làm sao để mỗi tuần hoặc mỗi tháng nhìn lại, con biết được rằng mình đã uống bao nhiêu ly trà sữa, đi ăn ngoài bao nhiêu lần hết bao nhiều tiền, mua hàng online hết bao nhiêu? Trong thời đại công nghệ hiện nay, cha mẹ có thể hướng dẫn con sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để thực hiện việc ghi chép này. Hai ứng dụng phổ biến và dễ nhất cho việc ghi chép hiện nay là MoneyLover và Momo. Ghi chép bằng ứng dụng thay vì viết ra giấy sẽ thuận tiện hơn cho con trong việc kiểm đếm lại vì hệ thống tự động.

🧮 Trước khi đầu tư, hãy biết tiết kiệm

Hiện nay trên mạng có rất nhiều các thông tin đầu tư thu hút các bạn trẻ như tiền số, chứng khoán. Với những lời quảng cáo về việc lợi nhuận cao và nhanh, rất nhiều bạn trẻ chưa tìm hiểu kỹ đã bỏ rất nhiều tiền cho các hình thức đầu tư này. Đầu tư không phải là không tốt, tuy nhiên cha mẹ hãy hướng dẫn các con rằng trước khi đầu tư, việc đầu tiên các con cần làm là có cho mình một số khoản tiết kiệm. Có hai việc các con có thể thực hành từ bây giờ:

✅ Với mỗi khoản tiền từ bây giờ các con nhận được, kể cả tiền do tự đi làm thêm hay cha mẹ cho, các con hãy bỏ ra 10-20% trích vào quỹ đầu tư. Số tiền trong quỹ này các con có thể đem đầu tư cho bất cứ thứ gì các con đang thích. Tư duy ở đây là chi trả cho việc đầu tư bản thân trước khi nhận tiền, chứ không phải đợi đến khi tiêu xài còn dư bao nhiêu mới tiết kiệm.

✅ Tiếp theo, cha mẹ hãy dạy con thử tính toán nếu con tự lập sống một tháng ở thành phố, tiền ăn, tiền nhà, tiền xe và các tiền cá nhân khác, một tháng con cần chi tiêu tối thiểu là bao nhiêu? Lấy con số đó nhân với 3 hoặc 6 lần, đây sẽ là quỹ tiết kiệm khẩn cấp con nên có. Quỹ này sẽ được dùng trong trường hợp sau này con thất nghiệp hoặc có việc khẩn cấp cần sử dụng. Ví dụ theo tính toán một tháng ở Sài Gòn cần tiêu 10 triệu, như vậy quỹ khẩn cấp nên có 30 hoặc 60 triệu. Có được quỹ này trong tay, con sẽ tự tin hơn rất nhiều.

🧮 Cuối cùng, hãy cùng con trang bị kiến thức đầu tư

Nói về đầu tư có thể cha mẹ rành hơn con cái rất nhiều. Tuy nhiên thời buổi hiện nay bắt đầu có những hình thức đầu tư tiền bạc mới mẻ hơn so với thời cha mẹ như tiền số, crypto, NFT, vân vân. Điều cha mẹ có thể làm là hướng dẫn con rằng, hãy đầu tư vào những gì con biết rõ, hãy tìm hiểu kỹ kiến thức nền tảng cơ bản thay vì chạy theo đám đông hoặc nghe người khác nói mà không biết rõ.


👉 Đọc thêm: 3 bài học cha mẹ nên dạy con về tiền

👉 Kính mời cha mẹ tham gia Nhóm RMIT & Cha Mẹ để tìm hiểu thông tin về môi trường học tại RMIT và nghe chia sẻ từ các cha mẹ khác

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.