Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng đưa ra quyết định đúng đắn ngay từ lần đầu tiên. Trên con đường chọn ngành đại học của con cũng vậy. Đôi khi phải từ những phép thử, con mới nhận biết được ngành học và môi trường học tập nào mới thực sự phù hợp với bản thân.

Sau đây, mời quý cha mẹ đọc những câu chuyện “học lại đại học” của sinh viên và cựu sinh viên RMIT.


Năm 2012, với danh hiệu học sinh giỏi cấp quốc gia, chị Đoàn Thái Minh Châu được tuyển thẳng vào một trường đại học thuộc top đầu Việt Nam để theo học ngành Tài chính.

Tuy nhiên, sau gần 2 năm học tại đây, chị dần mất động lực do từ đầu không tìm hiểu kỹ ngành này, dẫn đến chọn sai ngành, cộng thêm phương pháp giảng dạy ở trường cũ nặng lý thuyết.

Trong lòng chị lúc đấy lóe lên suy nghĩ muốn chuyển ngành và chuyển trường, nhưng còn nhiều đắn đo.

Vô tình chị được một người bạn chia sẻ những trải nghiệm tích cực khi chuyển trường từ một đại học khác sang RMIT Việt Nam, chị Châu cũng tự tin hơn khi đưa ra quyết định “học lại đại học”.

Chị bắt đầu lại từ đầu với ngành Cử nhân Truyền thông tại RMIT Việt Nam.

“Vào RMIT có một cái hay chính là mình không cần phải học các môn đại cương, mà được vào thẳng chuyên ngành ngay từ học kỳ đầu tiên. Ngoài ra, những kiến thức và mô hình giảng dạy ở RMIT rất cập nhật và bám sát thực tế, nên chị có động lực học hơn rất nhiều.” – chị Châu cho biết.

Chị Châu đã tốt nghiệp Cử nhân Truyền thông RMIT và đang giữ vị trí Trưởng phòng Hoạch định Chiến lược tại tập đoàn quảng cáo Pencil Group.


Trước khi vào RMIT, cựu sinh viên Đặng Thị Hà Phương từng thi đậu hai nguyện vọng. Năm 2014, Hà Phương đã nhập học ngành Quan hệ Công chúng tại một đại học nổi tiếng về đào tạo các ngành khối D.

Dù chọn đúng chuyên ngành mình yêu thích, nhưng Hà Phương vẫn cảm thấy mình không phù hợp hình thức giảng dạy ở trường cũ.

Sau khi nghe nói về phương pháp Học tập kết hợp thực tiễn (Work-Integrated Learning) của RMIT, Hà Phương quyết định chọn lại trường khác.

“Ở RMIT, Phương cảm thấy mình được tập trung học đúng chuyên ngành yêu thích. Trong quá trình học còn được thực hành làm dự án và giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp/ thương hiệu, mà không cần mất 1 năm đầu học những môn đại cương.” – Hà Phương cho biết.

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Truyền thông ở RMIT Việt Nam, Hà Phương sang Melbourne (Úc) để theo đuổi con đường nghiên cứu với chương trình cao học. Hà Phương tốt nghiệp Thạc sĩ Truyền thông loại Giỏi của RMIT Melbourne vào năm 2020.


Ai cũng nghĩ sinh viên Luật sẽ “oách”, nhưng với Thu Hà đó không phải là con đường dành cho mình.

Từ năm cấp 3, Thu Hà đã ấp ủ dự định du học và theo mảng sáng tạo. Tuy nhiên, do dịch bệnh, em đành tạm gác lại ước mơ du học và thi vào ngành Luật tại Việt Nam theo định hướng gia đình.

Nhập học ngành Luật được 1 kỳ, Thu Hà không ngừng băn khoăn “Luật có đúng là con người mình không?”. Ước mơ học tập trong môi trường quốc tế và định hướng du học Úc càng làm em muốn “quay xe” chọn lại đại học. Tuy nhiên, Thu Hà vẫn không khỏi lo lắng mình sẽ lại vấp vào vết xe “chọn sai ngành” lần nữa.

“Lúc đó, em rối bời với hàng ngàn câu hỏi nên hay không nên, mình sẽ làm gì tiếp theo.” – Thu Hà cho biết. “Sau đó, mình đã đi tìm các lựa chọn có thể phù hợp cho bản thân: môi trường quốc tế, có cơ hội du học, có ngành học mình thích. Và RMIT chính là lựa chọn phù hợp.

Tại RMIT, sinh viên được xây dựng thời khóa biểu theo nguyện vọng của mình, được lựa chọn đi du học qua các chương trình trao đổi, chuyển tiếp, được học theo phương pháp học tập cá nhân, và được thầy cô hỗ trợ cực kỳ nhiệt tình. Hiện tại, mình đã hoàn thành mục tiêu du học Úc mà em bỏ dở ngày xưa, và đang trải nghiệm cuộc sống sinh viên tại RMIT Melbourne.

RMIT là cánh cửa để mình tiến gần hơn với những đam mê tương lai.” – Thu Hà cho biết.


Tốt nghiệp tại trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, Trần Phương xuất sắc đỗ qua kỳ xét tuyển của 2 trường đại học top đầu tại Việt Nam.

Sau 1 năm học, mặc dù được học theo chuyên ngành mình chọn, song Hà Phương không tìm thấy tiếng nói chung giữa bản thân và môi trường học tập.

“Như vũ trụ lắng nghe thấy mình, em đã tìm thấy RMIT như một giải pháp cho những khó khăn bản thân đang gặp. Sau khi tìm hiểu, được tư vấn và biết mình có thể chuyển đổi tín chỉ một số môn học từ chương trình trước sang RMIT, em đã không ngần ngại lên kế hoạch thuyết phục với bố mẹ rằng RMIT chính là lựa chọn đúng.”

Chia sẻ bình luận của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.