Cha mẹ lo lắng khi con muốn theo học ngành Truyền thông, nhưng con lại là người trầm tính, ít nói? Nhưng thực tế, có rất nhiều yếu tố góp nên sự thành công và cơ hội toả sáng của các bạn khi theo đuổi một ngành nghề, chứ không riêng gì tính cách.
Hãy cùng RMIT gặp gỡ cựu sinh viên Võ Quỳnh Anh – hiện đang công tác tại Phòng Truyền thông, Đối ngoại và Phát triển Bền vững của tập đoàn L’Oreal Việt Nam. Võ Quỳnh Anh từng là một cô nàng ngại giao tiếp, nhưng điều đó không gây ảnh hưởng đến khả năng toả sáng của bạn trong lĩnh vực Truyền thông.
Quỳnh Anh đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn bằng cách tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá ở câu lạc bộ, và tận dụng cơ hội học hỏi nhiều nhất có thể để cải thiện bản thân từng ngày.
Sau 3 năm học tập tại RMIT, Võ Quỳnh Anh đã ‘bỏ túi’ kha khá thành tích cho bản thân vào ngày ra trường:
Cựu Phó Chủ Tịch CLB Truyền thông – RMIT Mass Media
Mình bén duyên với L’Oréal Việt Nam qua Ngày hội hướng nghiệp (RMIT Career Fair), và rất ấn tượng với định hướng phát triển bền vững của công ty. Lúc đó, mình vừa hoàn thành dự án thời trang bền vững ‘RMIT Masshion’ ở câu lạc bộ sinh viên mà mình sinh hoạt lúc bấy giờ. Do phù hợp với chí hướng, mình đã quyết định thử sức nộp hồ sơ vào L’Oréal Việt Nam để thực tập.
Sau khi kết thúc kỳ thực tập, mình được nhận vào vị trí chính thức ở Phòng Truyền thông, Đối ngoại & Phát triển bền vững. Công việc chính của mình là ‘Brand communication’: hỗ trợ các nhãn hàng trong những đầu việc quảng cáo về truyền thông, chẳng hạn như viết thông cáo báo chí, làm việc với những KOL và Influencer. Bên cạnh đó, mình còn hỗ trợ mảng Phát triển bền vững gồm 4 chương trình chính:
Vì mình làm việc tại bộ phận đại diện cho cả công ty, nên tính chất công việc của mình không cố định ở một nhiệm vụ nào cả: Mình luôn linh động mọi kỹ năng mình có để trải nghiệm kỹ năng ở đang dạng công việc. Song, là một người làm truyền thông, các công ty cần một người có thể làm được nhiều vị trí công việc và RMIT chính là môi trường giúp mình thành một con người linh hoạt như thế. Mình luôn sẵn sàng linh động khám phá mọi kỹ năng, nói không với việc từ chối học hỏi. Đặc biệt, với đặc thù của ngành truyền thông là năng động, mình đã tự nhận định rằng dù là người hướng nội hay hướng ngoại, mình cũng cần biết tạo dựng nhiều mối quan hệ để nâng cao kỹ năng xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc học, mình đã ‘lăn xả’ hết mực ở các câu lạc bộ với các vị trí như Phó Chủ Tịch CLB Truyền thông hay Trưởng ban Truyền thông để thỏa mãn đam mê tổ chức sự kiện và biểu diễn, giúp mình bỏ đi lớp vỏ bọc mang tên ‘người ngại đám đông’.
Do đó, mình khuyên các bạn nên chú ý làm mới bản thân, cập nhật kiến thức thường xuyên và cố gắng tạo nhiều mối quan hệ khi còn là sinh viên. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc tương lai.
Điều quan trọng phải nhắc lại nhiều lần, dù bạn hướng nội hay hướng ngoại thì cũng phải cố gắng trở nên chủ động và cởi mở với công việc và môi trường xung quanh.
Khi lên đại học, chúng ta sẽ không còn được nhắc nhở mỗi ngày như khi còn là học sinh cấp ba. Môi trường đại học tại RMIT có nhiều sự tự do, và tạo nhiều cơ hội cho các bạn phát triển điều mình thích ở mọi lĩnh vực.
Bên cạnh những kiến thức trên lớp, các bạn cần tự khám phá và tự học nhiều hơn nữa, lúc này bạn sẽ thực sự biết rằng bạn muốn làm gì và giỏi những gì, đa dạng hơn trong kỹ năng sẽ tăng khả năng được công nhận và tuyển dụng vào những nơi làm việc mà bạn mong muốn.
Song, đừng giới hạn bản thân hãy cởi mở để khai phá những cánh cửa tiềm năng mới. Nếu chưa biết kiến thức nào thì hãy tìm nhiều cách để học hỏi, đừng từ chối nhận thử thách chỉ với lý do “không biết”.
👉 Tìm hiểu thêm về ngành Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp tại đây.
👉 Tìm hiểu thêm về Đại học RMIT