Hãy nhớ lại cách đây 10 năm, thế hệ chúng ta còn đang đọc báo giấy mỗi ngày, thanh toán tiền mặt cho mọi khoản mua sắm và xem các chương trình giải trí trên TV. Vào năm 2022, chúng ta (những bậc cha mẹ) và các con đang đọc tin tức trên điện thoại, iPad, sử dụng ví điện tử và chuyển khoản ngân hàng cho bữa ăn sáng và xem các chương trình giải trí trên Facebook, Tiktok.
Nhìn rộng hơn từ đời sống sang thị trường lao động, cha mẹ có thể thấy rõ sự ứng dụng của công nghệ ở khắp mọi công việc, ngành nghề. Ở cấp nhà nước, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt Quyết định 06/QĐ-TTg về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Ở cấp doanh nghiệp, xu hướng làm việc từ xa ứng dụng công nghệ đang len lỏi vào nhiều tổ chức. Khảo sát toàn cầu của PwC về “Tương lai của làm việc từ xa” cũng chỉ ra 80% doanh nghiệp tin rằng việc áp dụng hình thức làm việc này là chuẩn mực mới của thị trường lao động.
Ghi nhận trong báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại thị trường trong nước quý II và dự báo nhu cầu quý III, Navigos Group cho biết nhu cầu tìm kiếm nhân sự trong quý II và nửa đầu năm nay đã tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, công nghệ thông tin/phần mềm là ngành nghề xếp thứ 3 trong nhóm 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất. Công nghệ tại Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong 10 năm qua và chắc chắn còn phát triển nhanh hơn nữa trong 10-20 năm tới.
Việc này tạo nhu cầu lớn cho nhân sự ngành công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và phần mềm nói riêng, đồng thời cũng đòi hỏi người học ngành CNTT trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để tăng tính cạnh tranh. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ đến cha mẹ một số cách để giúp con trở thành ‘nhân tài’ trong lĩnh vực này.
Bổ sung kiến thức từ các lĩnh vực liên quan
Như đã chia sẻ ở trên, công nghệ đang phát triển rất nhanh, có những công nghệ từng được sử dụng nhiều năm trước có thể trở nên lỗi thời ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, để sinh viên công nghệ thông tin/phần mềm không bị chậm chân theo xu hướng thị trường, các em được khuyến khích học bổ sung các chuyên ngành phụ – tập trung vào các kiến thức chuyên môn đang “hot” trên thị trường, từ đó giúp các em dễ dàng tiếp cận các công ty lớn sau khi tốt nghiệp.
Tại Đại học RMIT, sinh viên công nghệ thông tin có thể học các chuyên ngành phụ bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ đám mây, Phân tích dữ liệu, DevOps (Phát triển và vận hành phần mềm) và Phát triển Web và Nền tảng di động. Tất cả các ngành này đều bám sát xu thế thị trường công nghệ hiện nay khi rất nhiều công ty đang tập trung vào các sản phẩm ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) và các sản phẩm trên điện thoại.
Học tiếng anh và cập nhật, học hỏi kiến thức từ quốc tế
Công nghệ là lĩnh vực ‘không biên giới’ – tức là ngồi tại bất kỳ nơi nào cũng có thể học hỏi các kiến thức mới trên toàn thế giới. Để tận dụng được lợi thế này, người học cần có khả năng ngoại ngữ tốt để đọc các tài liệu chuyên ngành, tham gia các hội nghị, sự kiện từ nước ngoài. Sinh viên RMIT với yêu cầu đầu vào tương đương IELTS 6.5 cùng toàn bộ chương trình học, làm bài tập bằng tiếng Anh luôn có lợi thế hơn so với các trường đại học khác trong nước về mặt ngôn ngữ, giúp các em dễ dàng hơn trong việc cập nhật kiến thức quốc tế và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.
Mở rộng mạng lưới quan hệ
Có thể nhiều bạn sinh viên IT “ngại giao tiếp” hay tiếp xúc với nhiều người, tuy nhiên việc mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài ngành là cách giúp cho các em tăng cơ hội tìm được những công việc tốt. Cha mẹ có thể hướng dẫn các em mở rộng mối quan hệ chuyên nghiệp của bản thân thông qua những việc như tham gia các diễn đàn, forum online về ngành nghề, tham gia các sự kiện, chương trình hội thảo lớn hàng năm có sự tham gia của những người giỏi trong nghề. Đặc biệt, khi theo học tại RMIT, con sẽ có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ của mình với giảng viên, bạn học, tiền bối, và doanh nghiệp thông qua các hoạt động học tập gắn liền thực tiễn như tham quan doanh nghiệp, nhận giải quyết các bài tập từ doanh nghiệp, tham gia các cuộc thi…
Kỹ năng mềm
Những kỹ năng cứng chuyên ngành có thể giúp một cá nhân bắt đầu công việc, tuy nhiên để thăng tiến và đạt nhiều thành tích cao, các con cần trang bị thêm những kỹ năng mềm. Ví dụ kỹ năng giao tiếp để tiếp xúc với khách hàng, kỹ năng lãnh đạo để quản lý đội nhóm khi có cơ hội, kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp cùng các phòng ban khác. Theo học tại RMIT, con sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc tương lai thông qua các hoạt động như làm việc nhóm, làm việc với thầy cô, doanh nghiệp, tham gia các cuộc thi…
Ngoài ra, một kỹ sư công nghệ cần trang bị thêm các kỹ năng cân bằng thời gian cuộc sống và công việc cũng như kỹ năng quản trị cảm xúc để đương đầu với stress trong công việc. Với số lượng câu lạc bộ sinh viên đa dạng tại RMIT, các con hoàn toàn có thể tham gia để mở rộng quan hệ bạn bè, thư giãn qua những hoạt động nghệ thuật, thể thao, phát triển bản thân…
TỔNG KẾT
Với thị trường đang phát triển nhanh và không ngừng mở rộng trong tương lai, cơ hội cho các bạn sinh viên khối ngành Công nghệ thông tin/phần mềm là rất nhiều. Điều quan trọng là các bạn cần có kiến thức chuyên ngành vững, không ngừng học hỏi để cập nhật thêm những kiến thức mới theo sự thay đổi. Bên cạnh đó, những sự bổ trợ từ tiếng Anh, kỹ năng mềm và các mối quan hệ sẽ giúp các em tiến xa trong ngành.
Với các em học sinh cấp 3 đang quan tâm đến lĩnh vực Công nghệ thông tin/Công nghệ phần mềm, các em có thể lựa chọn tham gia các sự kiện tại Đại học RMIT sắp tới để có cơ hội kết bạn và tìm hiểu thông tin về ngành học này thông qua các thầy cô đang giảng dạy trong trường, chuyên gia trong ngành và các anh chị cựu sinh viên đã tốt nghiệp và thành công trong lĩnh vực này.
Đọc thêm các bài viết liên quan:
Nên chuẩn bị gì từ cấp 3 nếu con muốn học Công nghệ Thông tin hoặc Kỹ sư Phần mềm ở RMIT?
Phân biệt ngành Công nghệ Thông tin và Kỹ sư Phần mềm
Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin (RMIT)
Đối tác doanh nghiệp của khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ nói gì về RMIT & sinh viên RMIT?
Học Thiết kế & IT: công việc ra trường có ổn định không và lương bao nhiêu?