Trên các diễn đàn cộng đồng sinh viên RMIT, chúng tôi nhận được rất nhiều tâm sự của các em sinh viên năm nhất về việc cảm thấy stress sau những tháng đầu tiên tại trường. Có nhiều lý do bao gồm: không hoà nhập với bạn bè, tiếng Anh khó, cách học khác so với cấp 3, bài tập đầu tiên điểm chưa cao… Các con có thể đã hoặc chưa tâm sự với cha mẹ về những vấn đề trên, vì vậy chúng tôi chia sẻ một vài các bước hành động dưới đây để cha mẹ có thể hỗ trợ con trong thời gian đầu con bắt đầu hành trình học tập tại RMIT.
Khuyến khích con tìm đến các đơn vị hỗ trợ tại trường
Trên các diễn đàn của sinh viên RMIT có rất nhiều em sinh viên năm nhất nhắn tin hỏi các vấn đề về chọn môn học, làm sao để học tốt, các vấn đề về nghề nghiệp hay sức khoẻ tinh thần. Thực tế tất cả những vấn đề này các em nên tìm đến các phòng ban hỗ trợ tại trường. Tại RMIT, có rất nhiều phòng ban hỗ trợ nhiều vấn đề khác nhau từ học tập, nghề nghiệp cho đến tâm lý – với các chuyên gia có bằng cấp quốc tế và nhiều năm kinh nghiệm.
Có thể hiểu một phần lý do các em chưa quen với các dịch vụ tương tự tại cấp 3, ngại và sợ hỏi sẽ bị đánh giá mình kém cỏi, chính vì vậy cha mẹ cần nắm được thông tin này để động viên con chủ động tìm đến các phòng ban của nhà trường khi cần.
Các bộ phận hỗ trợ sinh viên cha mẹ có thể tìm hiểu tại ĐÂY.
Đọc thêm bài viết: Học RMIT có “nặng” không?
Lắng nghe, đồng cảm, đừng so sánh
Nếu các con về nhà buồn bã, tâm trạng và tâm sự với cha mẹ về việc học ở trường “ôi sao khó quá”, “con không hoà nhập được với các bạn”, “chương trình nặng quá”…, điều cha mẹ cần làm là lắng nghe và đồng cảm với con trước tiên.
Một sai lầm lớn của cha mẹ trong trường hợp này là so sánh với cha mẹ trước đây hoặc con nhà người ta, “trước đây cha mẹ đi học đi làm khó hơn nhiều đâu có sao” hay “bạn A con nhà bà B học cùng trường mà có than vãn gì đâu”.
Cha mẹ cần hiểu rằng mỗi thế hệ có những mối lo lắng khác nhau, ví dụ, thế hệ con cái chúng ta bây giờ nhìn chung là thế hệ nhiều cảm xúc hơn, dễ lo lắng hơn so với thế hệ cha mẹ. Tương tự mỗi gia đình, mỗi đứa trẻ có những điểm mạnh và năng lực khác nhau, vì vậy không nên so sánh con mình với bất kỳ đứa trẻ nào khác.
Việc cha mẹ nên làm là đồng cảm cùng con, đặt mình vào vị trí của con để hiểu hơn tâm trạng của con. Hãy hỏi con những câu hỏi đồng cảm như “học ở trường khó lắm hả con, con thấy khó chỗ nào”, “bạn bè có điểm nào khác con mà con thấy không hợp”, vân vân. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ có thể hướng con đến các trung tâm hỗ trợ chúng tôi đã liệt kê ở trên để con được hỗ trợ tốt hơn.
Nếu trong trường hợp những vấn đề trên ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ tinh thần của con, cha mẹ có thể tham khảo dịch vụ hỗ trợ Wellbeing của Đại học RMIT tại ĐÂY.
Một số giải pháp khác
Vận động và giải trí là những cách tốt để giảm stress. Cha mẹ có thể khuyến khích hoặc dành thời gian cùng con chơi thể thao, chạy bộ, đọc sách, tập yoga, vẽ hoặc hát. Tất cả những hoạt động này giúp con giảm thiểu stress.
Tìm hiểu thế mạnh của con thông qua trắc nghiệm Holland và khuyến khích, tạo điều kiện cho con được phát huy thế mạnh đó trong việc học hoặc cuộc sống cá nhân. Việc này giúp con cảm thấy tự tin hơn, từ đó mang theo sự tự tin đến trường.
Chia sẻ đến con một số kênh Podcast tích cực như:
👇 Đọc thêm các bài viết:
Bạn đã sẵn sàng tâm lý khi con bắt đầu vào đại học?
Tổng hợp các trang Web hữu ích cho sinh viên năm nhất (và cả sinh viên các năm khác)
👉 Tìm hiểu thêm về Đại học RMIT