Bài viết thuộc chuỗi bài viết giới thiệu về ngành Quản trị Nhân sự và Tổ chức
Mời cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nghề nghiệp triển vọng, tố chất và tính cách nào một bạn trẻ cần có để thành công trong ngành Quản trị nhân sự.
Những công việc trong ngành Quản trị Nhân sự
Một ngộ nhận của nhiều người rằng học nhân sự ra trường chỉ làm các công việc hành chính, làm việc giấy tờ với cơ quan nhà nước hay đăng tin tuyển dụng tìm người. Thực tế đây đúng là một trong số những công việc của người làm nhân sự, tuy nhiên không phải tất cả. Ngành quản trị nhân sự có đa dạng các vị trí bao gồm:
Hành chính nhân sự: Các con có thể làm nhân viên trong phòng ban nhân sự hoặc lễ tân của công ty. Đây là vị trí có công việc tương đối nhẹ nhàng và có thu nhập ổn định, không chịu nhiều tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Bên cạnh những công việc kể trên, người có kiến thức nhân sự có thể “đá chéo” sang các lĩnh vực khác như tư vấn cho các công ty khởi nghiệp, khai vấn (coaching) (trợ giúp nhân viên khai thác tiềm năng của họ nhằm nâng cao hiệu suất làm việc tốt nhất)…
Tại RMIT, khi theo học chuyên ngành Nhân sự & Tổ chức thuộc ngành Cử nhân Kinh doanh, con bạn sẽ được trang bị những kiến thức tổng quát để xây dựng nền tảng và hướng đi mà con mong muốn phát triển thông qua việc học tập các môn học như: Quản trị nhân sự; Quan hệ nhân viên; Việc làm, sức khoẻ, an toàn & phúc lợi; Đàm phán và hoà giải; Phát triển nguồn nhân lực; Tiêu chuẩn hành nghề trong quản trị nhân sự và quan hệ ngành; Quản trị nhân sự quốc tế; Phân tích con người….
Một nghiên cứu kéo dài 9 tháng của Harvard Business Review gần đây đã đưa ra 21 chức danh nghề nghiệp mới cho các HR sẽ phổ biến trong 10 năm tới. Giám đốc Chiến lược Nhân sự, Trưởng nhóm Phát triển ‘Work from home’, Trưởng phòng Thiết kế Kỹ năng, Trưởng bộ phận Đào tạo Nhân sự số, Giám đốc Dữ liệu Ứng viên, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Sức khỏe An sinh, Chuyên gia Quan hệ Công chúng, Đại diện Dịch vụ Khách hàng… là những lựa chọn công việc thú vị mà người HR có thể trau dồi thêm kĩ năng, kiến thức để đảm nhận mà không cần thiết phải học lại từ đầu.
Con như thế nào thì phù hợp với nhóm ngành Nhân sự và tổ chức?
Tại RMIT Cha Mẹ, chúng tôi đã chia sẻ nhiều lần về Lý thuyết Holland giúp cha mẹ và con khám phá và sở thích, sở trường, điểm mạnh từ đó kết nối với ngành học phù hợp. Cha mẹ có thể cho con làm bài trắc nghiệm tính cách Holland. Bởi quản trị nhân sự là ngành học đòi hỏi nhiều khả năng tương tác với con người và năng lực lãnh đạo, vì vậy nếu con có một số nhóm tính cách dưới đây có thể phù hợp:
Ngoài những đặc điểm trên, một bạn trẻ để học tốt ngành Quản trị nhân sự nên có một số tố chất dưới đây:
Lưu ý dù con bạn là người hướng ngoại hay hướng nội đều có thể học tốt ngành Nhân sự. Hướng ngoại thường ít gặp khó khăn trong giao tiếp với nhiều người, phù hợp với các công việc Tuyển dụng, Đào tạo, tương tác với ứng viên. Trong khi đó, người hướng nội có thể làm tốt các công việc cần ít tương tác như thống kê, tính lương và các nhiệm vụ văn thư khác.
Con thích quản trị nhân sự – làm gì ngay lúc này để tìm hiểu thêm?
Trên đây là những thông tin sơ bộ về cơ hội nghề nghiệp và tố chất phù hợp với ngành Quản trị nhân sự. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích cha mẹ và các con dành thời gian tìm hiểu thêm từ các nguồn thông tin khác để có góc nhìn đa chiều trước khi ra quyết định. Dưới đây là một số nguồn và các bước hành động tham khảo:
–Diễn đàn Nhân sự: https://diendannhansu.com/
–Câu lạc bộ nhân sự Việt Nam – https://vnhr.vn/
–HR – Chuyện nghề nhân sự – https://www.facebook.com/groups/NGHENHANSU
👉 Đọc bài: Quản trị nhân sự và tổ chức: ngành học mới với những công việc hấp dẫn trong tương lai
👉 Tìm hiểu thêm về chương trình Cử nhân Kinh doanh (mới) của Đại học RMIT