Ngành Kinh doanh liên quan tới mọi hoạt động trong xã hội. Và do đó, trong 10 năm gần đây và cả những năm tiếp theo, Kinh Doanh vẫn sẽ là ngành học đại học thu hút đông đảo sinh viên theo học do tính ổn định và nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu nhân lực có kiến thức kinh doanh nhiều hơn, đồng nghĩa với việc số lượng các bạn sinh viên học ngành Kinh Doanh cũng rất đông. Vậy phải làm sao, trang bị những gì để con trở nên khác biệt, học tốt và thành công khi theo đuổi nhóm ngành Kinh Doanh?

Kiến thức – hành trang đầu tiên cần chuẩn bị những gì?
Để thành công trong bất kỳ công việc nào, kiến thức chuyên môn là điều cần có đầu tiên. Ví dụ để làm Marketing tốt, con cần có kiến thức về hiểu tâm lý khách hàng, biết sử dụng các công cụ quảng cáo. Làm tài chính thì cần có kiến thức về kinh tế thị trường, tiền tệ.
Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở trên, trong thị trường đa ngành, nhiều thay đổi và nhiều người lao động giỏi hiện nay, việc trang bị những kiến thức sâu về ngành như trên là chưa đủ. Một bạn trẻ muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh cần bổ sung thêm các kiến thức đa ngành và mang tính thời điểm. Ví dụ, trong thời điểm bùng nổ công nghệ hiện nay, một bạn trẻ học kinh doanh nhưng có bổ sung thêm các kiến thức về tiền mã hoá (crypto) hay ứng dụng Blockchain, lại có thêm kiến thức về phân tích dữ liệu và công nghệ thông tin… sẽ trở thành nhân tố có lợi thế cạnh tranh cao hơn rất nhiều trên thị trường lao động so với những bạn trẻ chỉ có kiến thức kinh doanh đơn thuần trong một lĩnh vực.
Khác với cách xây dựng chương trình “Quản trị kinh doanh” truyền thống, chương trình “Cử nhân Kinh Doanh” (Bachelor of Business) mới của Đại học RMIT có cách thiết kế môn học linh hoạt để giúp con vừa trang bị được kiến thức nền tảng kinh doanh, vừa trang bị được kiến thức đa ngành và công nghệ thông tin phù hợp với thời đại mới.
Cụ thể, trong năm đầu tiên, con sẽ bắt đầu với 4 môn nền tảng kinh doanh bắt buộc. Sau đó, con được tự chọn các chuyên ngành chính/phụ cùng các môn tự chọn ở chuyên ngành khác phù hợp với định hướng của con. Có nhiều cách kết hợp con có thể lựa chọn để thiết kế chương trình học Kinh doanh của mình tại RMIT. Ví dụ, nếu con chọn chuyên ngành chính là ngành Quản trị và Thay đổi, con có thể lựa chọn học thêm một chuyên ngành phụ về Quản trị Du lịch và Khách sạn nếu như con hứng thú tìm hiểu về lĩnh vực này. Hoặc, con có thể lựa chọn học hai chuyên ngành chính cùng lúc, hoặc các cách kết hợp khác. Cha mẹ có thể đọc thêm bài “Tự thiết kế chương trình đại học với Cử nhân Kinh doanh của RMIT” để biết thêm chi tiết.
Cách sắp xếp môn học tự chọn và linh hoạt này giúp một bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ngành Kinh Doanh tại RMIT vừa được trang bị kiến thức sâu về kinh doanh, vừa có kiến thức rộng về các ngành nghề khác để tăng tính cạnh tranh khi bước ra thị trường lao động.

Kĩ năng – yếu tố sống còn trong thời đại biến động nên phát triển ra sao?
Kinh doanh là ngành nghề của sự thực tiễn vì vậy trang bị kiến thức thôi là chưa đủ, một bạn trẻ cần có cho mình thêm những kĩ năng như Thích ứng, Học tập trọn đời, Tư duy phản biện, Phân tích, Làm việc đa nhiệm và Sự nhanh nhẹn.
Nhóm kỹ năng đầu tiên bao gồm Khả năng Thích ứng, Làm việc đa nhiệm và Sự nhanh nhẹn rất cần thiết trong thời đại biến động hiện nay. Cha mẹ có thể thấy rõ, ảnh hưởng của Covid-19, suy thoái kinh tế, phát triển công nghệ khiến cho thị trường lao động biến động khó lường.
Kỹ năng Phân tích và Tư duy phản biện như đã chia sẻ ở trên, rất cần thiết để giúp các con lọc thông tin đúng/sai giữa ‘bão’ thông tin trên mạng hiện nay.
Cuối cùng, kỹ năng Học tập trọn đời đòi hỏi con có tư duy luôn luôn học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau.
Với các bạn trẻ, việc cha mẹ có thể làm là tạo điều kiện cho các bạn được trải nghiệm, thử và sai, tập lập kế hoạch quản lý thời gian ngay từ thời điểm này. Trên ghế nhà trường, các kĩ năng này có thể được rèn luyện thông qua sự đa dạng trong hình thức học tập. Ví dụ, trong chuyên ngành Cử nhân Kinh Doanh tại Đại học RMIT, mỗi môn học đều có các bài tập như nghiên cứu đòi hỏi kĩ năng phân tích sâu, các buổi thảo luận tình huống kinh doanh thực tế trên lớp để rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng thích ứng thay đổi và rất nhiều các bài tập nhóm để các con rèn luyện khả năng làm việc nhóm, làm việc đa nhiệm và sự nhanh nhẹn khi làm việc.

Tố chất – không phải có sẵn mà có thể học được như thế nào?
Chúng ta thường nhầm tưởng “tố chất” là thứ có sẵn trong mỗi người, không thể học được. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm. Đúng là mỗi người từ khi sinh ra có những tố chất khác nhau, tuy nhiên để phát triển một nhóm tố chất nhất định, môi trường học tập đóng vai trò rất quan trọng. Một môi trường học tập phù hợp có thể tạo điều kiện để con phát triển tốt nhất những tố chất cần thiết cho một ngành nghề.
Trong ngành Kinh doanh, tố chất đòi hỏi để một cá nhân thành công là Sự linh hoạt, Tư duy công nghệ, Khả năng chịu đựng căng thẳng và Sự bền chí/Khả năng phục hồi “Resilience”.
Sự linh hoạt – một bạn trẻ linh hoạt là một bạn trẻ có khả năng hoà nhập nhanh với nhiều kiểu môi trường khác nhau, không ngại thay đổi và thích ứng tốt với nhiều hoàn cảnh.
Tư duy công nghệ – là những bạn trẻ yêu thích và nhanh nhạy với công nghệ, không chỉ trong việc sử dụng công nghệ để giải trí mà còn sử dụng công nghệ trong việc học và làm các dự án cá nhân.
Khả năng chịu đựng căng thẳng – là khi một bạn trẻ có thể làm việc tốt dưới áp lực cao, quản trị cảm xúc tốt, bình tĩnh trước các vấn đề khó khăn.
Sự bền chí, khả năng phục hồi (Resilience) – không có từ tiếng Việt mô tả đúng tố chất này, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu là khả năng đứng dậy mạnh mẽ sau thất bại. Trong cuộc sống mỗi người không thể tránh những thất bại, cá nhân có khả năng phục hồi tốt là người có thể mạnh mẽ trở lại và làm tốt hơn sau thất bại.
Nếu như những kiến thức và kỹ năng ở trên đòi hỏi thời gian để trang bị, những tố chất này cha mẹ có thể quan sát ở con ngay từ thời điểm này để khuyến khích con phát triển. Đồng thời, thông qua việc học chuyên ngành Cử nhân kinh doanh tại Đại học RMIT, con cũng sẽ có cơ hội thường xuyên rèn luyện các tố chất này.
Như đã chia sẻ ở trên, các môn học tại Cử nhân Kinh Doanh có tính thực tiễn cao, nhiều bài tập phân tích thực tế tình huống doanh nghiệp và đòi hỏi làm việc nhóm liên tục. Việc nghiên cứu nhiều nhóm ngành nghề và thay đổi nhóm liên tục trong quá trình học rèn luyện cho con tính linh hoạt để có thể làm việc đa ngành và đa văn hoá khi ra trường.
Bên cạnh đó, cách con sắp xếp thời gian để cân bằng được việc hoàn thành các bài tập ở trường sẽ rèn luyện cho con khả năng làm việc tốt dưới áp lực cao – một tố chất rất quan trọng của người làm kinh doanh.
Cuối cùng, với những kiến thức về công nghệ đã nêu ở phần một và yêu cầu bắt buộc trong việc sử dụng công nghệ để làm bài tập, dự án, thuyết trình khi học Cử nhân Kinh Doanh, con sẽ được rèn luyện tố chất Tư duy công nghệ tốt, từ đó ứng dụng được sau khi ra trường.
Tổng kết
Để trở thành một cá nhân thành công trong lĩnh vực Kinh doanh, bên cạnh kiến thức chuyên sâu, con cần có kiến thức rộng, đa ngành, các kỹ năng mềm và các tố chất chuyên biệt. Tất cả những điều này có thể được đào tạo, rèn luyện tại môi trường đại học nếu con chọn được cho mình môi trường học tập phù hợp, có tính linh hoạt và thực tiễn cao.
👉 Đọc thêm bài viết liên quan:
▪ Con mê các ngành Kinh doanh: cần học tổng quát hay chuyên sâu để thành công?
▪ Tự thiết kế chương trình đại học với Cử nhân Kinh doanh của RMIT
👉 Tìm hiểu về ngành Cử nhân Kinh doanh mới (với 9 chuyên ngành chính) trên website của RMIT