Liên tục cập nhật những xu hướng việc làm có nhiều triển vọng tại Việt Nam và trên thế giới, RMIT không ngừng mở rộng các chuyên ngành đào tạo. Thời gian gần đây, ngay tại cơ sở Hà Nội, RMIT đã đưa vào giảng dạy 03 chuyên ngành mới với những triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn, bao gồm: Cử nhân Quản trị Nguồn nhân lực, Cử nhân Thiết kế và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA).
1. Cử nhân Quản trị Nguồn nhân lực
Với tiềm năng trở thành một trong những ngành học dẫn đầu xu thế, Quản trị Nguồn nhân lực tập trung đào tạo về vấn đề quản lý con người trong một tổ chức, từ quan hệ tuyển dụng, sức khoẻ và an toàn lao động, phúc lợi, phát triển nhân sự, cho tới quản lý nhân sự quốc tế, đàm phán và bảo hộ.
Sau khi tốt nghiệp, con có thể làm việc tại các tập đoàn trong nước hoặc toàn cầu nơi mà bộ phận nhân sự lên tới hàng chục người. Nếu muốn được thử sức với nhiều mảng đa dạng hơn là làm việc chuyên môn hoá, con có thể lựa chọn các công ty vừa và nhỏ. Còn giả sử con phù hợp với công việc tư vấn hoặc thuyết phục, hãy đầu quân cho các công ty tuyển dụng trung gian như Adecco Vietnam, First Alliances, Navigos Search,… để làm headhunter (“săn đầu người”) hoặc tư vấn về chiến lược nhân sự cho các công ty đối tác. Đất phát triển của ngành này ngày càng mở rộng, nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho con theo học.
Đặc biệt, khi theo học ngành Quản trị Nguồn nhân lực tại RMIT, bên cạnh những môn học từ tổng quát tới chuyên sâu, con còn được trải nghiệm các hoạt động hướng nghiệp và những buổi hướng dẫn, workshop chia sẻ từ chính các đối tác trong ngành.
Các bài viết liên quan:
— Quản trị Nguồn nhân lực – Một ngành tiềm năng nhưng đang bị xem nhẹ
— Học ngành Quản trị Nguồn nhân lực, con có thể làm việc ở đâu?
— Học Quản trị Nguồn nhân lực, con có thể làm nghề gì?
— Ngành Quản trị Nguồn nhân lực được giảng dạy như thế nào tại RMIT?
2. Cử nhân Thiết kế (Thiết kế Ứng dụng sáng tạo)
Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo không phải một ngành truyền thống, nên cha mẹ ít biết đến lựa chọn này. Tuy nhiên, thời đại công nghệ 4.0 đã chứng tỏ Thiết kế là ngành nghề không thể bị thay thế trong tương lai. Thậm chí, hiện tại, nhu cầu nhân lực thiết kế có năng lực tại Việt Nam đang vượt xa nguồn cung. Chính bởi vậy, nếu con có năng khiếu nghệ thuật hội hoạ, âm nhạc hoặc đam mê phim ảnh, cha mẹ hoàn toàn có thể định hướng cho con theo học ngành Thiết kế.
Đây là ngành học có triển vọng sự nghiệp lớn. Con có thể tham gia thiết kế đồ hoạ, sản xuất các ấn phẩm truyền thông, hậu kỳ âm thanh và video, thiết kế web và kiến trúc thông tin, đồ hoạ chuyển động 2D và 3D, thiết kế hoạt hình, dàn dựng sân khấu và sự kiện,… Cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong ngành này cũng rất rộng mở khi con có thể trở thành Giám đốc Sáng tạo hay Trưởng phòng Thiết kế Hoạt động trong ngành này, con luôn đón đầu những sự đổi mới của công nghệ, ứng dụng sự giao thoa giữa thực tế và thế giới số.
Không chỉ là một trong rất ít những trường Đại học tại Việt Nam có chương trình đào tạo về ngành nghề này, mà RMIT còn cung cấp cho con những tiện ích học tập hiện đại như phòng thực tế ảo, phòng sản xuất phim và video, bộ phần mềm hậu kỳ video với hệ thống chỉnh sửa phi tuyến và phòng thu âm. Đây là những cơ sở vật chất quan trọng và cần thiết để tạo ra điểm khác biệt giữa sinh viên RMIT và các ứng viên khác trong quá trình tuyển dụng.
Các bài viết liên quan:
— Học Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo thì làm nghề gì?
— Ngành Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo ở RMIT có gì khác biệt?
3. Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA)
MBA là cái tên quen thuộc mà rất nhiều cha mẹ mong muốn hướng con tiếp tục theo học sau khi tốt nghiệp Đại học. Tên đầy đủ của MBA là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – bậc học cung cấp cho con kiến thức nền tảng trong các lĩnh vực lãnh đạo tổ chức, quản trị nhân sự, tư vấn kinh doanh, marketing và phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi có tấm bằng MBA, sẽ dễ dàng hơn để con được thăng chức lên các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Cụ thể, tại Việt Nam, tấm bằng MBA thường mang lại cơ hội thăng tiến nhiều hơn so với tấm bằng Đại học, dù ở lĩnh vực nào đi chăng nữa. Từ nhân viên bình thường, con có thể sớm được lên cấp chuyên viên, quản lý cấp trung và quản lý cấp cao. Hoặc, con cũng có thể tự thành lập doanh nghiệp của riêng mình với những kiến thức sách vở và trải nghiệm thực tế từ 2 năm học MBA.
Không thua kém những chương trình đào tạo ở nước ngoài, RMIT luôn cố gắng đảm bảo chương trình học vừa mang đến một góc nhìn toàn cầu, vừa gắn liền với tình hình thực tiễn của Việt Nam và Châu Á. Con cũng có cơ hội được đi study tour hay du học trao đổi với mức học phí Việt Nam. Đặc biệt, con sẽ bắt đầu với môn Tư duy thiết kế trong kinh doanh – môn học cốt lõi giúp con thay đổi cách nhìn về việc giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp. Hơn nữa, con sẽ được dẫn dắt bởi các giảng viên và giáo sư khách mời dày dặn kinh nghiệm, am hiểu về kinh tế toàn cầu. Để tìm hiểu thêm về chương trình MBA tại RMIT, phụ huynh có thể đọc thêm tại bài viết “6 lý do bạn nên lựa chọn chương trình MBA của Đại học RMIT” hoặc chi tiết về chương trình tại trang thông tin của trường về chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
Nhìn chung, những ngành học kể trên đều đã và đang rất phổ biến trên thế giới, nhưng còn khá mới lạ tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các cha mẹ. Bạn nên tìm hiểu kĩ về những ngành học này từ sớm để có thêm nhiều gian cùng con lựa chọn. Công nghệ đang tác động mạnh mẽ lên cuộc sống của chúng ta từng ngày, nên cha mẹ hãy cùng các con mở lòng với những ngành nghề mới!