Nhiều cha mẹ cho rằng, một tấm bằng đại học loại giỏi, xuất sắc sẽ đảm bảo cơ hội việc làm cho con khi ra trường. Tuy nhiên, bằng cấp không phải yếu tố chính quyết định sự nghiệp bởi theo kết quả khảo sát từ Báo cáo đánh giá việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT), tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc chiếm gần 20%.
Cũng theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, 41.6% số doanh nghiệp tham gia nghiên cứu cho rằng, một trong những lý do chính khiến cử nhân đại học khó giành được những cơ hội việc làm chất lượng là do thiếu kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực tế.
Thế nhưng, sinh viên mới chân ướt chân ráo ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm làm việc?
Điều tưởng chừng không thể này lại hoàn toàn có thể, nếu con theo học các chương trình cử nhân chú trọng kết hợp kinh nghiệm thực tiễn.
Tại RMIT, có 4 cách chính để sinh viên vừa học vừa trau dồi kĩ năng mềm, mở rộng mạng lưới quan hệ đồng thời tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay khi còn trên ghế nhà trường. Hãy cùng RMIT tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tập trung học tập trải nghiệm thực tế
Học tập kết hợp thực tiễn (Work Integrated Learning – WIL) là cách mà sinh viên RMIT áp dụng những lý thuyết ở lớp học vào môi trường làm việc thực tế, từ đó, tích lũy những kinh nghiệm “sát sườn” để sẵn sàng cho công việc ngay khi ra trường mà không cần tốn thời gian đào tạo lại.
Với chương trình học cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn, được tham vấn chặt chẽ từ doanh nghiệp ngay từ khi nghiên cứu và thiết kế chương trình, các kiến thức học tại RMIT bao gồm các xu hướng quốc tế cập nhật nhất, được áp dụng cụ thể vào bối cảnh của Việt Nam. Đặc biệt, sinh viên RMIT được học các môn chuyên ngành ngay từ năm nhất và có cơ hội thực hành những hoạt động/dự án được thiết kế riêng cho từng ngành học, phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Các hoạt động này có thể là các buổi tham quan thực tế (field trip) tại các doanh nghiệp, dự án làm theo yêu cầu của chính các doanh nghiệp này, hay các buổi thuyết trình ý tưởng/sản phẩm. Đại diện trong ngành cũng sẽ được mời đến dự các buổi thuyết trình này và từ đó chấm điểm, hoặc thậm chí mua lại ý tưởng của sinh viên. Trên thực tế, có không ít sinh viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong các buổi thuyết trình này và may mắn nhận được lời mời thực tập/làm việc.
Đi thực tập
Trước khi đi làm chính thức, sinh viên có thể đi thực tập bởi đó chính là những trải nghiệm quý giá giúp con phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong môi trường thực tiễn.
Ở RMIT, sinh viên có thể tìm các cơ hội thực tập và làm việc thông qua nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, cổng ngân hàng việc làm CareerHub cho phép sinh viên tìm kiếm các công việc và cơ hội thực tập trong và ngoài nước, bao gồm cả việc làm tại RMIT. Với mạng lưới doanh nghiệp phủ rộng, sinh viên RMIT được tiếp cận cơ hội thực tập và làm việc tại rất nhiều công ty, tập đoàn đối tác lớn của trường, có thể kể đến như: Intel, IBM, Shinhan Bank, Nestle, Tòhe, Sofitel, Standard Chartered, v.v.
Theo báo cáo thường niên của bộ phận Hướng nghiệp, cựu sinh viên và quan hệ doanh nghiệp của RMIT, chỉ riêng trong năm 2022, đã có 1700+ cơ hội thực tập được giới thiệu đến hơn 1100 sinh viên RMIT.
Tham gia chương trình cố vấn nghề nghiệp
Sinh viên RMIT Việt Nam có được lợi thế độc đáo đó là nhận được sự dẫn dắt, chỉ bảo cũng như chia sẻ của cố vấn là chuyên gia trong các ngành nghề khác nhau. Sinh viên hoàn tất chương trình cố vấn nghề nghiệp kéo dài 12 tuần cũng như thỏa mãn các yêu cầu khác sẽ được ghi nhận trong học bạ sau khi tốt nghiệp.
Theo em Trần Ngọc Phúc An, sinh viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn: “Chủ động tham gia chương trình cố vấn nghề nghiệp có lợi cho sinh viên cả về phát triển chuyên môn lẫn cá nhân. Em không chỉ có được lời khuyên về chuyên môn, mà còn có thêm một người bạn có thể hướng dẫn em qua những giai đoạn rối rắm hoặc chưa rõ ràng trong sự nghiệp của mình”.
Không chỉ đồng hành cùng sinh viên giải quyết những khúc mắc, mông lung về sự nghiệp, cố vấn còn có thể giới thiệu việc làm, giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ, từ đó mở thêm rất nhiều cánh cửa cơ hội khác.
Hỗ trợ nghề nghiệp thông qua Job Shop
Job Shop là một bộ phận tại RMIT Úc cũng như RMIT Việt Nam, cung cấp mọi dịch vụ liên quan đến nghề nghiệp dành cho sinh viên hoàn toàn miễn phí. Mục tiêu của Job Shop của RMIT là nâng cao khả năng việc làm cho tất cả sinh viên bằng cách:
Hỗ trợ sinh viên tìm và nộp đơn cho công việc tạm thời, công việc bán thời gian và việc làm full time sau khi tốt nghiệp. Với các sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, Job Shop có thể giới thiệu các cơ hội tình nguyện để các con tích lũy kinh nghiệm và cải thiện hồ sơ.
Theo em Trần Quỳnh Phương, cựu sinh viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn: “Bộ kỹ năng từ chương trình Personal Edge mà em bồi đắp được qua những năm ở RMIT đã giúp em chứng minh năng lực trước nhà tuyển dụng tương lai. Nhờ những kỹ năng này, em tự tin hơn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ hay tìm việc và ứng tuyển cho các vị trí thực tập”.
Nhờ những kết nối mà Phương tạo dựng được sau khi tham gia vào nhiều hoạt động, trong đó có Ngày hội trải nghiệm, Ngày hội đa văn hoá và Tuần lễ Hoàn thiện kỹ năng cá nhân mà con đã thành công giành được suất thực tập tại một khách sạn 5 sao tại TP. Hồ Chí Minh.
Đọc thêm các bài viết về RMIT và chủ đề Hướng nghiệp

